-
VN-Index tiếp tục giữ sắc xanh, cổ phiếu Techcombank tăng tới 2% -
Chủ tịch UBCKNN: Chứng khoán Việt Nam có nhiều cơ hội nâng hạng đúng lộ trình -
Trái chủ trái phiếu Vạn Thịnh Phát cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để nhận tiền bồi thường -
Lễ đánh cồng khai trương giao dịch chứng khoán đầu xuân Ất tỵ 2025 -
Novaland mua lại trái phiếu trước hạn hơn 6.600 tỷ đồng -
Một lãnh đạo VPBank tính chi hàng trăm tỷ đồng mua khớp lệnh 30 triệu cổ phiếu VPB
Ngay sau khi có phiên giao dịch đầy hứng khởi buổi sáng nhờ thông tin Chính phủ vừa ban hành Nghị định 01/2014 về việc nới room trong ngân hàng cho các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường đã nhanh chóng hạ nhiệt trong phiên giao dịch chiều.
Bước vào phiên giao dịch chiều, dù nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn giữ được đà tăng mạnh với thông tin được nới room cho nhà đầu tư chiến lược từ 15% lên 20%, nhưng lực bán lại tranh thu gia tăng ở các mã khác, khiến đà tăng của thị trường hạ nhiệt. Dù có lúc lây lại được mốc 512 điểm, nhưng lực bán sau đó tăng lên, kéo VN-Index lùi dần và chỉ còn duy trì được mốc 510 điểm khi kết thúc phiên giao dịch chiều 7/1.
Trong khi đó, dù có diễn biến khá tương đồng, nhưng nhờ sự hỗ trợ tốt của nhóm HNX30, nên HNX-Index vẫn duy trì được đà tăng khá khi kết thúc phiên chiều.
Kết thúc phiên 7/1, VN-Index tăng 1,02 điểm (+0,2%), lên 510,12 điểm. VN30-Index tăng 1,85 điểm (+0,33%), lên 568,15 điểm. HNX-Index tăng 0,64 điểm (+0,93%), lên 69,47 điểm. HNX30-Index tăng 1,75 điểm (+1,35%), lên 131,49 điểm. Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam giảm 1,96 điểm (-0,38%), xuống 503,69 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng dù hạ nhiệt nhẹ, nhưng vẫn giữ được mức tăng trên dưới 2% với thanh khoản tăng mạnh so với bình quân hàng ngày. Ngoại trừ STB và ACB, các mã còn lại đều có khối lượng khớp trên 1,5 triệu đơn vị, trong đó SHB là hơn 3,5 triệu đơn vị.
Trong các mã ngân hàng, đặc biết chú ý VCB khi được khối ngoại mua vào khá mạnh, gần 700.000 đơn vị, hơn 29% tổng khối lượng khớp của mã này. Đó cũng là lý do giúp VCB có mức tăng mạnh hơn so với các mã ngân hàng còn lại.
Ngoài các mã ngân hàng, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua vào mạnh các mã bluechip khác, trong đó đặc biết chú ý là HAG, GMD, VIC, DIG. Tuy nhiên, chỉ mỗi GMD tăng mạnh, còn lại là đứng ở tham chiếu và giảm nhẹ.
Trong nhóm cổ phiếu chứng khoán, BSI bất ngờ tăng trần ngay từ đầu phiên sáng và duy trì cho đến khi kết thúc phiên chiều.
Trong các cổ phiếu nóng, VHG dù vẫn giữ được mức tăng, nhưng chỉ còn ở 1 bước giá khi lực bán tăng mạnh trong phiên chiều với hơn 3,2 triệu đơn vị được khớp. Trong khi đó, FLC đứng ở mức tham chiếu, với gần 4,8 triệu đơn vị được khớp. HQC, HAR, MCG, VNH đều giảm nhẹ.
Trên HNX, SHN, NVC, GGG, HHL vẫn giữ được độ nóng, trong khi PVX vẫn đứng ở mức 3.300 đồng/cổ phiếu như phiên sáng, giảm nhẹ 100 đồng, với hơn 5 triệu đơn vị được khớp.
Thanh khoản phiên hôm nay khá tốt với 74,36 triệu đơn vị giao dịch trên HOSE, giá trị 1.180 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận 2,75 triệu đơn vị, giá trị 149 tỷ đồng với đóng góp lớn của MSN (1,5 triệu đơn vị, giá trị 123,75 tỷ đồng). Trên HNX được giao dịch 43 triệu đơn vị, giá trị 405 tỷ đồng.
Trước đó, trong phiên sáng, sau những phút đầu lình xình trên sát mốc 510 điểm, thị trường đã thật sự bùng nổ với thông tin room ngân hàng được nới.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 3,07 điểm (+0,6%), lên 512,17 điểm. VN30-Index tăng 4,31 điểm (+0,76%), lên 570,61 điểm. HNX-Index tăng 0,83 điểm (+1,20%), lên 69,65 điểm. HNX30-Index tăng 2,48 điểm (+1,92%), lên 132,22 điểm. Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam tăng 6,65 điểm (+1,34%), lên 503,07 điểm.
Ngày 3/1, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Theo quy định mới, room cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại tổ chức tín dụng của Việt Nam được nới thêm 5%, từ 15% theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP, lên 20%.
Nghị định cũng nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và các cá nhân liên quan tại 1 tổ chức tín dụng từ 15% trước đây lên 20%.
Một cá nhân nước ngoài có thể sở hữu tối đa 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, một tổ chức nước ngoài được sở hữu tối đa 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ trường hợp nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thì tỷ lệ này là 20%.
Tuy nhiên, tổng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại 1 tổ chức tín dụng tại Việt Nam vẫn không đổi, ở mức 30% như quy định hiện hành.
Trong trường hợp đặc biệt với các tổ chức tín dụng yếu kém sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
T.Lê (ĐTCK)
-
VN-Index tiếp tục giữ sắc xanh, cổ phiếu Techcombank tăng tới 2% -
Chủ tịch UBCKNN: Chứng khoán Việt Nam có nhiều cơ hội nâng hạng đúng lộ trình -
Trái chủ trái phiếu Vạn Thịnh Phát cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để nhận tiền bồi thường -
Lễ đánh cồng khai trương giao dịch chứng khoán đầu xuân Ất tỵ 2025
-
Sắc xanh phủ rộng, VN-Index tăng hơn 11 điểm trong phiên ngày 4/2 -
Novaland mua lại trái phiếu trước hạn hơn 6.600 tỷ đồng -
Một lãnh đạo VPBank tính chi hàng trăm tỷ đồng mua khớp lệnh 30 triệu cổ phiếu VPB -
Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất Tỵ -
Cổ phiếu Cao su Đồng Phú: Kỳ vọng từ giá cao su tiếp tục cao trong năm 2025 -
Lợi nhuận tăng vọt, cổ phiếu QCG tăng kịch trần ngay sau tết Nguyên Đán -
Hoà Phát (HPG) rót hơn 60.000 tỷ đồng vào “quả đấm thép” Dung Quất 2
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/2 -
2 Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới? -
3 Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công -
4 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định -
5 Bộ Xây dựng: Chung cư cũ và mới đua nhau tăng giá, có nơi tăng 50% sau một năm
- Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
- Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long