Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Phiên 7/2: BID giảm phiên thứ 3 liên tiếp
N.Tùng - 07/02/2014 19:21
 
Bước sang phiên chiều, các bluechip trên 2 sàn tiếp tục hụt hơi trước lực bán mạnh mẽ, trong khi các mã khác cũng giảm điểm khiến sắc đỏ tràn thị trường. Đặc biệt, PVX gây đột biến với hơn 27 triệu đơn vị được sang tay.

Đóng cửa, VN-Index giảm 4,92 điểm (-0,89%) đứng tại 549,76 điểm, trong đó VN30-Index giảm 3,49 điểm (+0,56%) xuống còn 622,82 điểm. HNX-Index giảm 0,26 điểm (-0,25%) đứng ở mức 74,78 điểm, trong đó HNX30-Index giảm 0,31 điểm (-0,21%) xuống còn 146,53 điểm.

Thị trường điều chỉnh mạnh và rộng, nhưng bù lại thanh khoản đạt mức khá cao. Kết thúc phiên, HOSE có xấp xỉ 125 triệu cổ phiếu được giao dịch, trị giá 2.375,33 tỷ đồng, còn HNX giao dịch được 80,3 triệu, giá trị 621,83 tỷ đồng.

Trước áp lực chốt lời mạnh, nhóm VN30 có tới 19 mã giảm giá, trong đó giảm giá mạnh phải kể đến như BVH giảm 1.600 đồng; MSN mất 1.500 đồng; CTG, FPT, GAS, VIC cùng giảm 1.000 đồng; REE và PGD mất 900 đồng; SSI, HPG, CSM mất 700 đồng… Nhưng thanh khoản của các mã bluechips theo đó cũng tăng vọt với SSI là 5,26 triệu đơn vị được khớp, REE và IJC đều trên 3,3 triệu đơn vị, PVT hơn 2 triệu đơn vị, PPC và VSH đều trên 1 triệu đơn vị.

Trong nhóm này, ITA đạt thanh khoản cao nhất với khi có hơn 7,25 triệu đơn vị được khớp và kết phiên giảm 2,3% xuống 7.400 đồng. Đây là phiên điều chỉnh đầu tiên của ITA sau khi được vào rổ VN30 từ ngày 27/1 thay cho SBT.

Mã BID vẫn bị bán rất mạnh và khớp được 2,98 triệu đơn vị, kết phiên giảm tới 5,7% xuống 16.600 đồng.

Ngược lại, HSG đã lấy lại đà tăng về cuối phiên, trong khi các mã KDC, PVD, HAG, … vẫn duy trì đã tăng từ đầu đến hết phiên giao dịch.

KDC vẫn giữ được sự bất ngờ của buổi sáng khi tăng kịch trần với giao dịch thỏa thuận 1,19 triệu đơn vị, giá trị 76,42 tỷ đồng. HAG tăng 3,2% lên 22.800 đồng và có tới hơn 5,46 triệu đơn vị.

Một mã nữa cũng gây chú ý là VNM khi có gần 2,85 triệu đơn vị được thỏa thuận ở mức trần và đạt giá trị giao dịch lên đến 425,38 tỷ đồng, tuy nhiên kết phiên tại mốc tham chiếu.

Phiên giao dịch này cho thấy có vẻ như các mã đầu cơ như MCG, LCG, ASM, VNH, PXM, … đang được chú ý trở lại khi đạt thanh khoản cao, giao dịch ấn tượng. Điển hình là LCG đã được kéo kịch trần và khớp được 4,87 triệu đơn vị. PX, PTL, VNH... cũng chốt phiên ở mức trần. Trong khi MCG không tăng mạnh nhưng cũng khớp được hơn 2 triệu đơn vị...

Đau tim và kịch tính

Cùng với đó, các mã bất động sản như FLC, HAR, HQC … cũng vẫn duy trì sức hút dòng tiền khá tốt. FLC sau phiên trước tăng trần với hơn 5 triệu cổ phiếu được khớp, những tưởng có một phiên tăng trần nhẹ nhàng thì giao dịch đã diễn ra khá "đau tim" khi các lệnh mua và bán liên tục được "chất" chỉ cách nhau vài lai.

Kết thúc phiên, FLC đã khớp được 6,12 triệu đơn vị và kết phiên tăng nhẹ 1,1% lên 9.600 đồng. Đây là con số có lẽ không vui mừng cho ban lãnh đạo FLC khi ngày giao dịch không hưởng quyền phát hành 1:1 đã đến rất gần (14/2). Mức giá cao sẽ là yếu tố quyết định cho khả năng phát hành thành công của FLC.

Nhưng để lại ấn tượng mạnh nhất trong phiên giao dịch trên thị trường hôm nay chính là PVX khi mã này có đột biến lớn về giao dịch.Lệnh mua giá trần nhiều triệu cổ phiếu không tạo nên được sự vững tâm của những người nắm giữ cổ phiếu khi lệnh bán ồ ạt được tung ra.

Chỉ trong phiên chiều, đã có tới 25 triệu đơn vị được khớp, nâng tổng số cổ phiếu giao dịch thành công trong cả phiên lên tới 27,12 triệu đơn vị, trong khi vẫn còn dư mua giá trần 1,11 triệu đơn vị. PVX đóng của phiên này tăng kịch trần lên 3.600 đồng.

Tiếp đó là SHB khi khớp tới 11,49 triệu đơn vị, cuối phiên tăng 2,7% lên 7.500 đồng. Các mã khác như DCS, PVL, VGS… vẫn giữ sức tăng mạnh. Riêng PVL đã không còn giữ được mức trần, chỉ còn tăng nhẹ 100 đồng (+3,4%), nhưng cũng kip khớp 2,57 triệu đơn vị.

Trong khi đó, sắc đỏ vẫn bao trùm lên một loạt các mã lớn khác như AAA, BVS, KLS, PVS, SCR, VCG, VND, …

Sếp tổng Vietcombank và ao ước những cổ VCB đầu tiên
Mặc dù là CEO tại Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành hiện không sở hữu cổ phiếu VCB.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư