
-
Fintech Việt Nam đầu tiên tham gia chương trình NVIDIA Inception
-
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán -
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
TIN LIÊN QUAN | |
Phiên 7/4: Kéo lên để xả? | |
Cuối tháng, VN-Index có thể đạt 620 - 630 điểm |
Do dòng tiền chảy vào thị trường khá yếu và đà tăng của chỉ số phụ thuộc chính vào các trụ đỡ chính, nên khi các trụ này “hắt hơi, sổ mũi” ngay lập tức tác động tới chỉ số và phiên giao dịch hôm nay cũng không phải ngoại lệ.
Khi bước vào phiên giao dịch chiều, dù lực bán không mạnh, nhưng thị trường vẫn quay đầu giảm điểm khi các trụ giảm giá. Sau đó, GAS bất ngờ được kéo mạnh trở lại, cùng sự hỗ trợ thường xuyên của MSN đã giúp VN-Index đảo chiều trở lại và tăng vọt 4 điểm, vượt qua mốc 603 điểm. Sau đó, chỉ số thêm một lần lao đao trước khi khi chốt phiên ở mức cao nhất trong ngày nhờ GAS lên mức cao nhất ngày 92.500 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó, trên HNX, chỉ số HNX-Index cũng giằng co quanh 87,7 điểm trước khi xác định nới rộng đà tăng bứt qua ngưỡng này trong những phút cuối phiên.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/4, VN-Index tăng 2,68 điểm (+0,45%), lên 603,25 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 127,47 triệu đơn vị, giá trị 2.462,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, giao dịch thỏa thuận đóng góp khá lớn với 18,26 triệu đơn vị, giá trị 553,45 tỷ đồng. Ngoài HSG được giao dịch 2,917 triệu cổ phiếu, giá trị 173,56 tỷ đồng trong phiên sáng, phiên chiều còn có sự góp mặt của 11,11 triệu cổ phiếu CTG, giá trị 194,24 tỷ đồng. Ngoài ra, NSC cũng thỏa thuận hơn 1,1 triệu đơn vị, giá trị 88,4 tỷ đồng, nhiều khả năng là của SCIC thoái vốn khỏi NSC.
Do không được sự hỗ trợ của GAS như VN-Index, chỉ số VN30-Index ngậm ngùi giảm 0,91 điểm (-0,14%), xuống 672,06 điểm.
GAS sau khi lình xình quanh mốc tham chiếu trong phiên sáng, đã bất ngờ tỏa sáng, vụt tăng mạnh trong phiên chiều. Lý do giúp GAS tăng mạnh có thể do trong tài liệu tổ chức ĐHCĐ, HĐQT Tổng công ty có đề cập đến việc tìm đối tác chiến lược, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, GAS tăng 3.000 đồng (+3,35%), lên 92.500 đồng/cổ phiếu với 780.470 đơn vị được khớp, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua vào 314.820 đơn vị. Hiện room ngoại tại GAS rất thấp, chỉ dưới 3%.
Trong khi GAS bay cao, thì VNM lại giảm nhẹ 1.000 đồng, xuống 147.000 đồng/cổ phiếu, cũng là mức thấp nhất trong ngày của mã này.
VIC vẫn duy trì sắc đỏ với mức giảm 2.000 đồng (-2,74%), xuống 71.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức giá thấp nhất trong ngày của VIC.
Trong khi đó, MSN dù không tăng mạnh, nhưng duy trì sắc sắc xanh rất tốt, suốt thời gian của phiên chiều. Chốt phiên, MSN tăng 1.500 đồng (1,59%), lên 96.000 đồng/cổ phiếu.
FLC vẫn giữ sắc đỏ trong suốt phiên chiều và đóng cửa ở mức 15.400 đồng, giảm 500 đồng (-3,15%) với hơn 7,8 triệu đơn vị được khớp, còn ITA vẫn ở mức tham chiếu 10.200 đồng với 8,86 triệu đơn vị được khớp.
SSI duy trì đà tăng 500 đồng với 5,23 triệu đơn vị được khớp, đứng ở mức 29.900 đồng/cổ phiếu, trái ngược với “kẻ bị lật đổ” HCM khi mã này giảm 200 đồng, xuống 41.200 đồng/cổ phiếu.
GTT và VOS vẫn duy trì sắc tím đậm với gần 6,5 triệu đơn vị và gần 2,8 triệu đơn vị được khớp. Cả 2 vẫn còn dư mua giá trần. PTL vẫn duy trì mức giá của phiên sáng với hơn 4,9 triệu đơn vị được khớp.
Trên HNX, SHS vẫn là tâm điểm khi lực mua không ngừng được tung vào, hấp thụ toàn bộ lượng bán kéo SHS lên mức giá trần 11.100 đồng/cổ phiếu với gần 8,4 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua giá trần hàng trăm nghìn đơn vị.
Dù không quá khởi sắc như SHS, nhưng KLS, VND, BVS đều có mức tăng khá, trong khi VIX sau khi đổi chủ vào thêm vào danh mục đầu tư của mình nhiều cổ phiếu “nóng” như VNG, VHG đã vọt tăng mạnh. Trong phiên hôm nay, dù bất mức giá trần 15.400 đồng/cổ phiếu, nhưng vẫn giữ được mức tăng 1.200 đồng (8,57%), lên 15.200 đồng/cổ phiếu, nhưng thanh khoản thấp. Mức dao động của VIX trong phiên cũng rất lớn, từ mức sàn lên mức trần, vì vậy, những nhà đầu tư nào may mắn lướt sóng trong phiên cũng có thể có lãi hơn 20%. Từ đầu tháng 4 đến nay, VIX đã tăng 49%.
PVX và SHB đứng ở mức tham chiếu với hơn 7 triệu đơn vị và 6,5 triệu đơn vị được khớp.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng trong phiên hôm nay nhưng mức độ đã giảm hơn nhiều so với phiên qua, với khối lượng bán ròng dưới 1 triệu đơn vị, giá trị 63,8 tỷ đồng trên HOSE. Trên HNX, họ cũng quay ra bán ròng với khối lượng tương đương sàn HOSE, giá trị bán ròng 18 tỷ đồng.
Chủ tịch FPT nhận lương, cổ tức trên 60 tỷ đồng (Baodautu.vn) Ngày 29/3/2014, Công ty cổ phần FPT sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên. Mới đây, FPT đã trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch lợi nhuận năm 2014, với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 2.672 tỷ đồng, tăng 6%; doanh thu 31.892 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2013. |
Thành Lê (ĐTCK)
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)