-
Cổ phiếu ngân hàng nâng đỡ thị trường phiên 26/12, cổ phiếu YEG của Yeah1 giảm sàn -
TTC Land phát hành trái phiếu để hợp tác đầu tư dự án trọng điểm mới -
WeTalk: Đầu tư gì năm 2025? -
Cổ phiếu Yeah1 giảm sàn sau 7 phiên tăng trần liên tiếp -
VNPAY hợp tác với Ngân hàng số Cake triển khai dịch vụ tài chính số của Cake trên ví VNPAY -
VN-Index tăng mạnh nhất từ đầu tháng 12, lên hơn 1.274 điểm
Diễn biến VN-Index phiên ngày 8/5 |
Dòng tiền đổ vào thị trường khá yếu và dè dặt do tâm lý thận trọng từ việc các thị trường khu vực và quốc tế giảm sâu, nhưng có lẽ là may mắn, khi ngưỡng 950 điểm vẫn được bảo toàn trong phiên hôm nay.
Ngay khi giao dịch trở lại trong phiên chiều, chỉ số VN-Index thêm một lần đảo chiều, giảm xuống dưới 950 điểm, tuy nhiên, dường như đây là ngưỡng hỗ trợ khá mạnh, chỉ số nảy trở lại lên trên ngưỡng điểm này, nhưng sức bật không lớn và diễn biến sau đó chủ yếu là giằng co nhẹ cho đến hết phiên.
Đóng cửa, sàn HOSE có 112 mã tăng và 163 mã giảm, VN-Index giảm 6,34 điểm (-0,66%), xuống 951,22 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 138,8 triệu đơn vị, giá trị 3.141,5 tỷ đồng, giảm hơn 6% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 22,2 triệu đơn vị, giá trị 751,6 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu lớn, bluechip đa số giảm, trong đó đáng kể là VHM -2,6% xuống 85.600 đồng; BID -2,3% xuống 32.350 đồng; VNM -1,2% xuống 128.000 đồng; VJC -1,3% xuống 115.500 đồng; TCB -1,1% xuống 22.950 đồng; HVN -2,8% xuống 39.350 đồng; POW -1,4% xuống 13.700 đồng; BVH -2,6% xuống 75.000 đồng.
Ngoài ra, sắc đỏ còn hiện diện tại VCB -0,8%; MSN -0,11%; HPG -1%; PLX -0,5%; MWG -0,5%; FPT -0,1%. TPB -0,5%...
Tăng điểm chỉ còn một số ít và biên độ khiêm tốn như GAS +0,5% lên 109.900 đồng; SAB +0,3% lên 242.200 đồng; CTG +0,3% lên 20.450 đồng; ROS +0,2% lên 30.400 đồng; HDB +0,8% lên 26.300 đồng; STB +0,4% lên 12.150 đồng; EIB tăng tốt nhất khi +1,2% lên 17.300 đồng; STB
Khớp lệnh trong số này cao nhất là ROS với gần 9 triệu đơn vị; STB có 4,2 triệu đơn vị; HPG có 2,8 triệu đơn vị. Nhóm 4 mã ngân hàng, MBB, TCB, CTG, HDB có từ 1,7 triệu đến 2,56 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu thị trường đáng chú ý có HQC, khi thanh khoản dẫn đầu HOSE với hơn 9 triệu đơn vị, tăng 5,6% lên 1.500 đồng. Có lẽ thông tin Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu bắt đầu từ ngày mai (9/5) đã kích hoạt lệnh mua lớn.
PVD cũng tăng khá, +3,1% lên 19.850 đồng, khớp hơn 6,9 triệu đơn vị; DLG +4,8% lên 1.530 đồng, khớp 2,56 triệu đơn bị.
KMR tăng kịch trần phiên thứ 3 liên tiếp lên 3.280 đồng, khớp lệnh hơn nửa triệu đơn vị.
Ngược lại, chìm trong sắc đỏ rất nhiều mã như FLC, DXG, HSG, HAG, LDG, AMD, ASM, ITA, SJF, HVG, thậm chí QBS và VHG còn giảm xuống mức giá sàn. Khớp lệnh nhóm này có từ 0,5 triệu đến 2,78 triệu đơn vị, riêng FLC có hơn 5,1 triệu đơn vị, giảm 2,2% xuống 4.550 đồng.
Các mã khác gây chú ý là VPG +6,3%; HCM +3,1%; ITA tăng trần; HT1 +3,5%; VPD +3,6%...trong khi D2D giảm sàn; VCI -5,7%; MSH -2,7%; YEG -2,3%...
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có phần may mắn hơn, khi đã có những nỗ lực thành công trong việc trở lại mức trên tham chiếu vào những phút cuối.
Trong đó, PVS, SHB, VCG đóng vai trò hỗ trợ mạnh nhất. Cụ thể, PVS +1,3% lên 23.300 đồng; VCG +1,3% lên 26.800 đồng; SHB +1,4% lên 7.400 đồng. Ngoài ra còn có NVB +1,1% lên 9.000 đồng; TV2 +0,2% lên 143.300 đồng; PGS +1,2% lên 34.200 đồng.
Các mã giảm khiến đà tăng của chỉ số bị hãm lại là VGC -2,4% xuống 20.200 đồng; VCS -0,8% xuống 62.100 đồng; PVI -0,3% xuống 39.400 đồng; MBS -0,6% xuống 16.000 đồng, NDN -0,8% xuống 12.900 đồng…
Trong khi cổ phiếu vốn hóa lớn sàn là ACB đứng tham chiếu, cùng CEO, DBC, DGC, SHS có diễn biến tương tự.
Khớp lệnh 2 mã PVS và SHB cao nhất sàn, lần lượt là 4,12 triệu và 2,67 triệu đơn vị. Tiếp theo là ART với 1,94 triệu đơn vị; KVC có 1,5 triệu đơn vị; VGC có 1,2 triệu đơn vị; ACB có 1 triệu đơn vị.
Đóng cửa, sàn HNX có 65 mã tăng và 73 mã giảm, HNX-Index tăng 0,08 điểm (+0,07%), lên 105,91 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 25,77 triệu đơn vị, giá trị 293,82 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,73 triệu đơn vị, giá trị 101,6 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index đóng cửa gần như không đổi so với mức điểm của cuối phiên sáng với sự phân hóa mạnh.
Trong đó, đà tăng điểm thuộc về BSR, VGI, CTR, VGT, VEA, NTC, MIG…còn sắc đỏ bao phủ LPB, OIL, GVR, VIB, MPC, MSR…
BSR khớp lệnh vượt trội phần còn lại với hơn 2 triệu đơn vị, tăng 1,5% lên 13.500 đồng.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,37 điểm (-0,67%), xuống 55,1 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 8 triệu đơn vị, giá trị 136,22 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,16 triệu đơn vị, giá trị 56,6 tỷ đồng.
-
Cổ phiếu Yeah1 giảm sàn sau 7 phiên tăng trần liên tiếp -
VNPAY hợp tác với Ngân hàng số Cake triển khai dịch vụ tài chính số của Cake trên ví VNPAY -
VN-Index tăng mạnh nhất từ đầu tháng 12, lên hơn 1.274 điểm -
Chới với cổ phiếu tân binh AIG -
Cổ phiếu bất động sản đồng loạt giảm trong phiên 24/12 -
Yeah1 giải trình cổ phiếu tăng trần 5 phiên do cung - cầu thị trường -
Hai công ty chứng khoán ngoại gặp sự cố kết nối đến HoSE
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?