-
TTC AgriS hoàn thành hơn 50% kế hoạch niên độ 2024-2025 -
PNJ thu về 37.823 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.115 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế -
Chủ tịch, Tổng giám đốc VNSC: Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơn -
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
Diễn biến VN-Index phiên ngày 8/8 |
Sau phiên điều chỉnh nhẹ ngày đầu tháng 8, thị trường đã hồi phục và liên tiếp tạo đỉnh mới trong hơn 9 năm qua. Qua 3 phiên tăng điểm, VN-Index đã vượt mốc 790 điểm và tiếp tục kỳ vọng ở những ngưỡng kháng cự cao hơn. Tuy nhiên, cũng giống như những vùng cản trước đây, thị trường bắt đầu gặp khó khăn.
Mặc dù trong suốt phiên sáng nay, hầu hết thời gian VN-Index đều giao dịch trong sắc xanh, nhưng áp lực bán đã xuất hiện và tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip khiến thị trường có những nhịp rung lắc và chỉ số này bị đẩy lùi về sát mốc tham chiếu khi chốt phiên.
Sang phiên chiều, áp lực bán tiếp tục gia tăng mạnh khiến VN-Index thủng mốc 790 điểm sau khoảng 30 phút giao dịch. Tuy nhiên, dường như đây là ngưỡng hỗ trợ khá tốt, ngay lập tức lực cầu nhập cuộc tích cực, giúp thị trường thu hẹp đà giảm điểm và nhanh chóng lấy lại mốc 790 điểm.
Trên bảng điện tử, sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế, trong đó nhóm cổ phiếu bluechip tiếp tục tác động thiếu tích cực khiến cả 2 chỉ số chính chưa thể hồi phục và chốt phiên đều giảm nhẹ.
Trong nhóm VN30 có tới 19 mã giảm/10 mã tăng, trong đó có SBT giảm sàn, VN30-Index giảm 4,66 điểm (-0,61%) xuống 758,42 điểm. Còn HNX30-Index giảm 0,96 điểm (-0,51%) xuống 189,81 điểm với 8 mã tăng, 17 mã giảm và 4 mã đứng giá.
Đóng cửa, sàn HOSE có 181 mã giảm/103 mã tăng, VN-Index giảm 1,41 điểm (-0,18%) xuống 791,57 điểm. Thanh khoản tăng nhẹ so với phiên hôm qua với khối lượng giao dịch đạt 228,9 triệu đơn vị, giá trị 4.222,4 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 15,38 triệu đơn vị, giá trị 470,88 tỷ đồng.
Tương tự, sắc đỏ cũng chiếm áp đảo trên sàn HNX với 103 mã giảm/67 mã tăng, HNX-Index giảm 0,12 điểm (-0,12%) xuống 102,28 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên hôm qua với tổng khối lượng giao dịch đạt 82,19 triệu đơn vị, giá trị 601,72 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 4,26 triệu đơn vị, giá trị hơn 52 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa nhẹ, trong khi BID tăng nhẹ 0,44%, VCB duy trì sắc xanh với mức tăng thu hẹp đáng kể đạt 0,92%, còn lại CTG, MBB, STB giảm từ 1,5-2,79%. Trên sàn HNX, ACB lấy lại mốc tham chiếu, trong khi SHB quay đầu giảm 1,2%.
Cổ phiếu vốn hóa lớn thứ 2 thị trường là SAB đã tăng ổn định hơn trong phiên chiều với biên độ tăng 1,6%, nhưng cũng giống những phiên trước, giao dịch của cổ phiếu này vẫn khá hạn chế. Ngoài ra, các mã lớn khác như GAS, PLX, VIC, HPG, ROS… vẫn duy trì đà tăng nhẹ.
Trái lại, VNM tiếp tục duy trì đà giảm 1,1% với khối lượng khớp 1,2 triệu đơn vị, đóng vai trò là lực hãm chính của thị trường. Thêm vào đó, nhiều mã bluechip khác như BVH, MWG, FPT, DPM, NVL… đều đảo chiều giảm hoặc nới rộng biên độ giảm.
Bên cạnh SBT tiếp tục có phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp, cổ phiếu mía đường khác của Thành Thành Công là BHS cũng có phiên lao dốc xuống mức giá sàn. Một trong những nguyên nhân khiến bộ đôi này giảm mạnh trong những phiên gần đây có thể do nhiều công ty chứng khoán thông báo ngừng cho vay ký quỹ đối với BHS và SBT khi gần đến ngày BHS hủy niêm yết đã “kích hoạt” cho lực bán tại 2 cổ phiếu nói trên.
Kết phiên, SBT giảm 6,9% xuống mức 33.850 đồng/CP với khối lượng khớp 545.630 đơn vị và dư bán sàn 942.690 đơn vị; còn BHS cũng giảm 6,9% xuống mức 20.300 đồng/CP với khối lượng khớp 4,96 triệu đơn vị.
Tâm điểm đáng chú ý trong phiên hôm nay là nhóm cổ phiếu đầu cơ vừa và nhỏ. Bên cạnh cặp đôi nóng HAI và HAR, nhiều mã cũng đua trần như OGC, FIT, AMD, TSC, HID, ITC, MCG, UDC… và các cổ phiếu trong nhóm chứng khoán như AGR, TVS, BSI.
Trên sàn HNX, các mã đầu cơ vừa và nhỏ cũng góp phần tô đậm sắc tím cho thị trường như PVX, KLF, DCS, KVC, KSK, PV2… Trong đó, PVX dẫn đầu thanh khoản thị trường với 14,72 triệu đơn vị được khớp lệnh và dư mua trần hơn 2,2 triệu đơn vị.
Đứng ở vị trí thứ 2 về thanh khoản trên sàn HNX là KLF với 7,18 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công và dư mua trần tới hơn 9,7 triệu đơn vị.
Trên sàn UPCoM, đà giảm tiếp tục được nới rộng trong phiên chiều do áp lực bán gia tăng và tập trung vào nhóm cổ phiếu lớn.
Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,48 điểm (-0,86%) xuống 55,19 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 8,58 triệu đơn vị, giá trị 113,44 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt
Hầu hết các mã lớn như GEX, HVN, MCH, MSR, VIB, VOC, TVN, ACV, LTG đều lùi về dưới mốc tham chiếu hoặc nới rộng đà giảm điểm.
Cổ phiếu TOP vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thanh khoản trên sàn UPCoM với khối lượng giao dịch đạt hơn 2,7 triệu đơn vị và giữ mức giá 2.400 đồng/CP, tăng hơn 9%.
Đứng ở vị trí tiếp theo, DRI tăng 1,46% và có khối lượng giao dịch 975.800 đơn vị; HD2 có khối lượng giao dịch 641.600 đơn vị.
-
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt -
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green