Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Phiên 9/11: FLC cất cánh, VN-Index thủng mốc 915 điểm
 
Áp lực bán gia tăng mạnh về cuối phiên chiều khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index tiếp tục thủng ngưỡng kháng cự 915 điểm dưới sức ép từ nhóm cổ phiếu lớn, đặc biệt là gánh nặng từ bộ đôi VNM và GAS.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 9/11
Diễn biến VN-Index phiên ngày 9/11

Sau 2 phiên khởi sắc liên tiếp, thị trường đã gặp lực cản và quay đầu giảm ngay khi mở cửa phiên giao dịch cuối tuần.

Đà giảm ngày càng sâu hơn trước áp lực bán gia tăng khiến VN-Index nhanh chóng bị đẩy lùi về dưới mốc 920 điểm. Ngay khi thủng ngưỡng kháng cự, lực cầu đỡ giá đã giúp thị trường bật ngược trở lại, tuy nhiên sự tham gia của dòng tiền khá yếu trong khi lực bán thường trực khiến VN-Index chưa thể lấy lại mốc tham chiếu đã bị nhấn chìm sâu hơn và chính thức chia tay mốc 920 điểm.

Sang phiên giao dịch chiều, thị trường vẫn giao dịch ảm đạm và buồn tẻ. Dòng tiền vẫn chủ yếu đứng ngoài quan sát khiến VN-Index lình xình và giao động giằng co nhẹ quanh mốc 920 điểm. Sau khoảng 1 giờ đi ngang, áp lực bán tiếp tục dâng cao khiến sắc đỏ lan rộng, chỉ số chung nới rộng đà giảm và tiếp tục chọc thủng mốc kháng cực 915 điểm.

Đóng cửa, sàn HOSE có tới 190 mã giảm và chỉ 91 mã tăng, chỉ số VN-Index giảm 11,99 điểm (-1,29%) xuống 914,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 149 triệu đơn vị, giá trị 3.154,56 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,22% về lượng và 14,18% về giá trị so với phiên hôm qua.

Giao dịch thỏa thuận đạt gần 18 triệu đơn vị, giá trị 499,41 tỷ đồng, trong đó HDB thỏa thuận 3 triệu đơn vị, giá trị 99,6 tỷ đồng; HNG thỏa thuận gần 4 triệu đơn vị, giá trị gần 60 tỷ đồng; HPG thỏa thuận 1,91 triệu đơn vị, giá trị 72,6 tỷ đồng…

Nhóm VN30 chỉ có 3 mã tăng nhẹ là CII, SBT và NVL; 2 mã đứng giá tham chiếu là SAB và KDC, còn lại vẫn giao dịch trong sắc đỏ.

Đáng kể, cặp đôi lớn tác động mạnh tới chỉ số chung là VNM và GAS giảm sâu, trong đó VNM giảm 2,5% xuống 117.000 đồng/CP; GAS cũng giảm 5,1% xuống mức thấp nhất ngày 95.000 đồng/CP.

Dòng bank cũng có diễn biến tiêu cực hơn khi hầu hết đều nới rộng biên độ giảm như VCB giảm 2,5% xuống mức thấp nhất ngày 54.300 đồng/CP, CTG giảm 2,6% xuống 22.600 đồng/CP, BID giảm 2,3% xuống 31.700 đồng/CP, MBB giảm 2,3% xuống 20.900 đồng/CP, TCB giảm 2,4% xuống 26.350 đồng/CP, STB giảm 2% xuống 12.350 đồng/CP, VPB giảm 1,7% xuống 20.350 đồng/CP.

Trái lại, trong nhóm cổ phiếu lớn, chỉ có VHM và BVH bảo toàn được sắc xanh nhưng đà tăng khá hạn chế, không đủ sức để giúp thị trường vượt khó. Cụ thể, VHM tăng 1,7% lên 76.000 đồng/CP và BVH tăng 1,6% lên 95.700 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FLC đã hạ độ cao nhưng vẫn là mã giao dịch mạnh nhất thị trường với 16,36 triệu đơn vị được khớp lệnh và đóng cửa tại mức giá 5.790 đồng/CP, tăng 1,9%.

Ngoài ra, một số mã quen thuộc khác cũng đi ngược xu hướng chung và tăng nhẹ như HNG, GTN, KBC, IDI, TTF, JVC…

Tương tự, trên sàn HNX, áp lực bán tăng mạnh về cuối phiên cũng khiến HNX-Index lùi về mức thấp nhất ngày.

Đóng cửa, HNX-Index giảm 1,53 điểm (-1,46%) xuống 103,01 điểm. Thanh khoản đạt xấp xỉ phiên hôm qua với tổng khối lượng giao dịch đạt 34,92 triệu đơn vị, giá trị 412 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,67 triệu đơn vị, giá trị 26,37 tỷ đồng.

Hầu hết các mã trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất đều kết phiên trong sắc đỏ, ngoại trừ duy nhất NTP đứng giá tham chiếu khi không có giao dịch nào khớp lệnh.

Cụ thể: ACB giảm 2,4% xuống 28.700 đồng/CP, VCS giảm 0,3% xuống 75.000 đồng/CP, SHB giảm 1,3% xuống 7.500 đồng/CP, PVS giảm 4,8% xuống 17.800 đồng/CP, VCG giảm 2,6% xuống 18.800 đồng/CP, PVI giảm 0,3% xuống 31.800 đồng/CP, VGC giảm 0,6% xuống 15.900 đồng/CP, DGC giảm 1,9% xuống 46.500 đồng/CP, PHP giảm 6% xuống 12.500 đồng/CP.

Bộ 3 PVS, SHB và KLF dẫn đầu thanh khoản trên sàn với khối lượng khớp lệnh xoay quanh mức 4,7 triệu đơn vị; tiếp theo đó ACB khớp gần 3 triệu đơn vị, ART khớp 2,14 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM, sắc đỏ cũng xuyên suốt trong cả phiên chiều.

Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,41 điểm (-0,79%) xuống 51,59 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 9,96 triệu đơn vị, giá trị 165,42 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 1,58 triệu đơn vị, giá trị 21,38 tỷ đồng.

Cũng như 2 sàn niêm yết, nhiều mã lớn trên sàn UPCoM giao dịch dưới mốc tham chiếu như ACV, MCH, BSR, POW, OIL, QNS, VGT, VEA, DVN… Trong đó, BSR vẫn là mã giao dịch sôi động nhất với 1,76 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công và đóng cửa tại mức giá 15.600 đồng/CP, giảm 3,7%.

Trái lại, HVN là điểm sáng đi ngược xu hướng chung khi tăng 2,1% lên 33.600 đồng/CP với khối lượng giao dịch đứng thứ 3 trên sàn UPCoM, đạt 702.900 đơn vị.

Góp ý Dự thảo Luật Chứng khoán
Ngày 7/11, Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp góp ý Dự thảo Luật chứng khoán. Theo Dự thảo lần này, nhiều nội dung mới đã được đưa ra lấy ý...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư