Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Phiên cuối tuần: Khối ngoại 'đại náo' thị trường
Nguyễn Tùng - 20/12/2013 18:45
 
Giống như thường lệ, mọi giao dịch trong ngày cuối chốt danh mục của ETFs đều dồn hết vào đợt ATC, khiến thị trường hết sức sôi động.

Phiên hôm nay là phiên giao dịch cuối cùng trong đợt cơ cấu danh mục định kỳ, vì thế mà áp lực cung từ khối này rất lớn. Tuy nhiên, diễn biến thị trường cho thấy lực cầu trong nước cũng cân bằng khá tốt, giúp chỉ số 2 sàn không giảm quá sâu.

Đóng cửa, VN-Index giảm 1,83 điểm (-0,36%) xuống còn 504,45 điểm. Khổi lượng giao dịch đạt hơn 142 triệu đơn vị, giá trị đạt 3.039,75 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 18,026 triệu cổ phiếu, trị giá 1.194,03 tỷ đồng.

HNX-Index cũng giảm 0,12 điểm (-0,18%) xuống 67,5 điểm, với hơn 91 triệu đơn vị được giao dịch, giá trị 615,14 tỷ đồng. VN30-Index giảm 4,84 điểm (-0,86%) xuống 560,68 điểm, còn HNX30-Index cũng giảm 1,01 điểm (-0,78%), xuống 128,03 điểm.

Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam giảm 1,82 điểm (-0,36%), xuống 496,04 điểm.

Nhóm VN30 và largecap tiếp tục là những lực cản đà tăng điểm của thị trường. Các mã trong VN30 phần lớn quay đầu giảm điểm khi có tới 18 mã giảm, 10 mã đứng và chỉ còn 2 mã tăng giá.

Các mã như VIC, REE, VSH, PVD, VCB, KDC, HPG, DRC, HSG… quay đầu giảm khá mạnh. Tuy nhiên, nhờ MSN và GAS tăng mạnh, nên đã giúp VN-Index không giảm quá sâu. MSN tăng 2.000 đồng (+2,4%) vào cuối phiên với hơn 1,8 triệu đơn vị giao dịch, trong đó khối ngoại mua 1,9 triệu đơn vị, GAS tăng 500 đồng (+0,78%) nhưng thanh khoản không cao khi chỉ khớp 270.000 đơn vị. VNM, MBB, OGC, PGD… đứng giá tham chiếu.

MBB phiên này gây chú ý với 3,173 triệu đơn vị được thỏa thuận, giá trị gần 41 tỷ đồng, trong khi cũng có trên 620.000 đơn vị được khớp và đã được đưa về tham chiếu vào cuối phiên.

VIC cũng được thỏa thuận 690.000 đơn vị giá trị trên 66 tỷ đồng. Ngoài ra, VIC còn khớp 610.000 đơn vị, nhưng cuối phiên đã giảm mạnh 4.000 đồng (-5,71%) và trắng lệnh mua.

Nhưng đáng chú ý nhất là lượng thỏa thuận “khủng” của VCF với 6,5 triệu đơn vị, giá trị 877,5 tỷ đồng. Số cổ phiếu VCF này đúng bằng số cổ phiếu vừa được Vinacafe thông báo bán trước đó. Và bên bỏ ra số tiền lớn để sở hữu hơn 24% vốn điều lệ của VCF là nhà đầu tư nước ngoài. Danh tính cụ thể của nhà đầu tư này có thể sẽ được tiết lộ sau đây ít ngày.

PVT cũng được ETFs tranh thủ mua vào cho đủ tỷ trọng trong phiên cuối cùng đảo danh mục của các quỹ này. Phiên này, có 6,68 triệu cổ phiếu PVT được khớp lệnh thành công, trong đó khối ngoại mua ròng trên 5 triệu đơn vị, cuối phiên giảm nhẹ 100 đồng (-0,8%).

HAG cũng giảm nhẹ 1 bước giá với 4,66 triệu đơn vị giao dịch thành công. OGC, VCB giao dịch xấp xỉ 3 triệu đơn vị, HPG giao dịch hơn 2 triệu đơn vị, trong khi VSH, REE, PPC, IJC, GMD đều có trên 1 triệu đơn vị được khớp.

Trong khi mua vào mạnh các mã thêm vào danh mục và tăng tỷ trọng như PVT, MSN, DRC…, thì các quỹ ETFs cũng xả mạnh PVX và SHB, đặc biệt là PVX khi bị Quỹ VNM ETF loại khỏi danh mục. Phiên này là phiên giao dịch cuối cùng của các quỹ ETF với việc phải bán ra 18,9 triệu cổ phiếu PVX và như thường lệ vẫn dồn dập trong đợt ATC. Tuy nhiên, đúng như dự đoán của các công ty chứng khoán, lực cầu trong nước đủ lớn để hấp thụ hết lượng cung của ETF.

Xu hướng đầu tư ngược ETFs đang được nhà đầu tư trong nước áp dụng đúng như dự đoán của các công ty chứng khoán.

Nhờ xu hướng đầu tư ngược ETFs, nên giúp PVX vẫn tăng mạnh trong phiên hôm nay khi đứng ở mức trần 2.600 đồng/cổ phiếu và còn dư mua trần hơn 10 triệu đơn vị.

Trong khi SHB cũng bị bán lượng lớn 10,9 triệu đơn vị và giảm 2,9% xuống 6.800 đồng/CP.

Trong phiên cuối tuần này, các mã cổ phiếu nhỏ và vừa tiếp tục thu hút dòng tiền, trong đó đáng kể nhất vẫn là các cổ phiếu bất động sản.

HAR và HQC giữ vững mức trần cho tới cuối phiên với cùng hơn 5 triệu đơn vị khớp lệnh và vẫn còn dư mua giá trần. Trong khi FLC bất ngờ quay đầu giảm gần sát giá sàn khi bị ép xả mạnh trong khi bên mua đã ngưng gom, kết phiên giao dịch 6,3 triệu đơn vị.

Tuy nhiên ITA mới là mã bất động sản “nóng” nhất khi mà có hơn 10,3 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên HOSE, cuối phiên bị kéo về tham chiếu. Các mã như MCG, DXG … tiếp tục giữ dòng tiền với thanh khoản cao từ 2 triệu đơn vị.

Trong khi đó, “ngôi sao” trong các mã bất động sản trên HNX vẫn là SCR tăng dần về cuối phiên với 8,77 triệu đơn vị giao dịch thành công.

KLF đã tăng trần lên 16.500 đồng với hơn 3 triệu đơn vị được giao dịch. FIT cũng theo chân với 1,6 triệu đơn vị khớp lệnh và còn dư mua giá trần khá cao.

SHN vẫn là mã gây chú ý khi đang hướng đến phiên tăng trần thứ 15 liên tiếp. Cuối phiên đã có 1,4 triệu SHN được sang tay và vẫn còn dư mua giá trần gần 800.000 đơn vị.

Trước đó, trong phiên sáng, thị trường có diễn biến khá tích cực, ngoại trừ giao dịch thỏa thuận của VCF, diễn biến của thị trường vẫn bình thường với mức tăng nhẹ.

Đóng cửa phiến giao dịch sáng, VN-Index tăng 1,23 điểm (+0,24%) đạt 507,51 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 69,755 triệu đơn vị, trị giá 1.663,430 tỷ đồng. Trong khi đó, HNX-Index dừng ở 67,98 điểm, tăng 0,36 điểm (+0,53%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 40,443 triệu đơn vị, trị giá 329,92 tỷ đồng.

Khối ngoại loại 'cổ' ngân hàng
Nhà đầu tư nước ngoài có phiên bán ròng mạnh nhất kể từ đầu tháng 12. Trong đó, nhóm CP ngân hàng tiếp tục bị bán mạnh. |
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư