
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
![]() |
Diễn biến VN-Index phiên ngày 18/1/2019 |
Thị trường bước vào phiên chiều tiếp diễn sự buồn tẻ, khi chỉ có thêm một nhịp lên trên 905 điểm và cũng tương tự phiên sáng, khi bị đẩy xuống về gần tham chiếu ngay sau đó.
Đợt khớp lệnh ATC cũng không có đột biến nào xảy ra, VN-Index theo đó đóng cửa gần như không đổi so với ngày hôm qua.
Đóng cửa, sàn HOSE có 127 mã tăng và 158 mã giảm, VN-Index tăng 0,41 điểm (+0,05%), lên 902,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 140,7 triệu đơn vị, giá trị 3.878,93 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% về khối lượng và hơn 57% về giá trị so với phiên hôm qua.
Tuy thanh khoản giá trị gia tăng, nhưng đóng góp phần lớn lại là giao dịch thỏa thuận với hơn 2.121 tỷ đồng, trong đó có hơn 15,46 triệu cổ phiếu MSN, giá trị 1.165,3 tỷ đồng và 19,76 triệu cổ phiếu VRE, giá trị 594,7 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa, và bluechip có tác động mạnh đến chỉ số phân hóa và đa số dao động trong biên độ hẹp.
Cụ thể, tăng điểm nhẹ là VIC +0,2%; TCB +0,4%; NVL +0,4%; HDB +0,7%...tăng tốt hơn là VNM +0,9% lên 80.500 đồng; VNM +1,4% lên 134.000 đồng; MSN +1% lên 81.000 đồng; HPG +1% lên 29.200 đồng; VPB +1,3% lên 19.250 đồng…
Mất điểm, tạo gánh nặng lên chỉ số gồm VCB -0,7%; BID -0,8%; PLX -0,6%; VJC -0,3%, ROS -0,4%; hay CTG -1,4% xuống 18.200 đồng; POW -2,6% xuống 15.200 đồng và VRE -2,8% xuống 29.250 đồng là các mã giảm sâu nhất.
Bên cạnh đó, một số giằng co và chỉ có được mức giá tham chiếu là GAS, SAB, MBB, FPT, BVH.
Khớp lệnh cao nhất có ROS với gần 3,8 triệu đơn vị; CTG có 3,4 triệu đơn vị; MBB có 3 triệu đơn vị; STB có 2,6 triệu đơn vị, tăng nhẹ 0,4% lên 11.250 đồng. các mã SBT, CII, HSG, SSI khớp từ 1 triệu đến 1,5 triệu đơn vị và đồng loạt giảm.
Nhóm cổ phiếu thị trường FLC vươn lên dẫn đầu thanh khoản HOSE với gần 7,6 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng đảo chiều giảm 0,9% xuống 5.450 đồng.
Ngược lại, HQC đã tăng 1,4% lên 1.420 đồng, khớp lệnh hơn 5,4 triệu đơn vị, chỉ đứng sau HQC.
Một số mã đáng chú ý là SJF, sau khi tăng nhẹ lên về cuối phiên sáng, đã lại bị đẩy xuống trong phiên chiều và đóng cửa mất 2,7% xuống 5.400 đồng.
FTM thoát mức giá sàn, nhưng vẫn -4,5% xuống 15.000 đồng, khớp 1,53 triệu đơn vị.
YBM giữ vững mức giá trần +6,8% lên 16.600 đồng, khớp hơn nửa triệu đơn vị. 2 mã PPC và SJS tuy đánh mất sắc tím, nhưng đóng cửa vẫn tăng khá mạnh, lần lượt +4,9% và +6,2%, thanh khoản PPC có gần 0,8 triệu đơn vị, còn SJS có 0,39 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HXN-Index giao dịch trở lại đã tìm dần lên mức tham chiếu, tuy nhiên nỗ lực là bất thành, chỉ số giảm trở lại và đóng cửa trong sắc đỏ.
Các mã lớn đa số nới đà giảm là nguyên nhân khiến chỉ số gặp khó khăn như ACB -1% xuống 28.600 đồng; NVB -2,4% xuống 8.200 đồng; PVI -0,9% xuống 33.600 đồng; TV2 -2,6% xuống 122.900 đồng; VCS -0,2% xuống 62.500 đồng; PVS -0,6% xuống 17.700 đồng; VCG -2,7% xuống 22.000 đồng…
Tăng điểm tốt nhât phải kể đến VGC +5% lên 19.100 đồng, qua đó giúp chỉ số không giảm sâu. PGS +1,2% lên 33.400 đồng; DBC +9,7% lên 25.000 đồng; VNR +1% lên 21.700 đồng…
Khớp lệnh cao nhất sàn là VGC với hơn 4,4 triệu đơn vị; ART có 3,47 triệu đơn vị, tăng 4,5% lên 2.300 đồng; VCG có 2,44 triệu đơn vị; SHB có 2,3 triệu đơn vị; PVS, ACB và HUT có từ 1,1 triệu đến 1,66 triệu đơn vị.
Đóng cửa, sàn HNX có 31 mã tăng và 47 mã giảm, HNX-Index giảm 0,37 điểm (-0,36%), xuống 101,56 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 26 triệu đơn vị, giá trị 331,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 4,68 triệu đơn vị, giá trị 43 tỷ đồng.
Trên UpCoM, diễn biến khá tương đồng trên sàn HNX, khi chỉ số UpCoM chìm trong sắc đỏ từ nửa cuối phiên sáng, sau đó cố gắng nhích dần trong phiên chiều và đã tiến gần sát đến tham chiếu khi đóng cửa.
Các cổ phiếu lớn mất điểm trong phiên sáng gần như không có thay đổi nào như BSR, OIL, HVN, VGT, LPB, OIL, VIB, MSR, NTC…
Trong khi tăng điểm lác đác còn MPC, VTP, MCH,…và khá nhiều mã về tham chiếu như QNS, VGI, VEA, DVN, GVR, LTG.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,03 điểm (-0,06%), xuống 53,26 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 5,86 triệu đơn vị, giá trị 130,84 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1,1 triệu đơn vị, giá trị 80,3 tỷ đồng.

-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh