Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 27 tháng 11 năm 2024,
Philippines áp thuế chống bán phá giá tạm thời với xi măng Việt Nam
Thế Hải - 17/04/2023 16:33
 
Xi măng Long Sơn, Hạ Long, Thăng Long, Vissai Ninh Bình, Vicem Tam Điệp, Vicem Hải Phòng...là những doanh nghiệp sản xuất xi măng của Việt Nam bị Philippines áp thuế chống bán phá giá tạm thời.
 vẫn có 11 doanh nghiệp bị áp thuế chống bán phá giá, có những doanh nghiệp bị áp thuế khá cao, đến 23%.
Hàng chục doanh nghiệp sản xuất xi măng và doanh nghiệp thương mại của Việt Nam bị Philippines áp thuế chống bán phá giá tạm thời.

Philippines mới đây đã có kết luận cụ thể về việc áp thuế chống bán phá giá (CBPG) với các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng của Việt Nam, sau 2 năm xem xét từ đơn khởi kiện của các Công ty xi măng tại Philippines, nguồn tin từ Hiệp hội xi măng Việt Nam (VNCA) cho hay.

Đầu năm 2021, một số nhà sản xuất xi măng tại Philippines khởi kiện các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng từ Việt Nam vào Philippines bán phá giá, gây thiệt hại cho ngành sản xuất xi măng Philippines.

Đến ngày 24/4/2021, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng xi măng có xuất xứ Việt Nam, thành lập Ủy ban điều tra.

Hiệp hội xi măng Việt Nam đã tìm hiểu về vụ kiện, làm việc với cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương Việt Nam để nắm rõ các thông tin về vụ kiện, phương hướng giải quyết vụ việc và thông tin cho các doanh nghiệp có xuất khẩu xi măng vào Philippines biết.

VNCA họp với các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu xi măng sang Philippines để bàn phương án xử lý và phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp, phối hợp với các công ty luật trong quá trình trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp và viết các văn bản phản bác.

Theo đó, phía Philippines đồng ý, xi măng của Việt Nam xuất khẩu vào Philippines không gây ra thiệt hại đáng kể đối với các nhà sản xuất xi măng tại nước này và thiệt hại của ngành sản xuất xi măng Philippines còn do những ảnh hưởng khác, như đại dịch Covid-19, giảm nhu cầu của thị trường nội địa.

Đây là cơ sở quan trọng để phía Philippines không tiếp tục gia hạn áp thuế tự vệ đối với các sản phẩm xi măng nhập khẩu vào thị trường Philippines (trong đó chủ yếu là xi măng xuất khẩu từ Việt Nam).

Theo VNCA, sau quá trình tham vấn, trả lời câu hỏi và đưa ra các dữ liệu chứng minh, dù không áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm xi măng của 6 doanh nghiệp Việt Nam, nhưng vẫn có hàng chục doanh nghiệp bị áp thuế chống bán phá giá, có những doanh nghiệp bị áp thuế khá cao, đến hơn 23%.

Sau khi có kết luận của Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI), mới đây, Cục Hải quan Philippines đã thông báo danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng của Việt Nam bị áp thuế và không bị áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu xi măng vào thị trường này. 

Cụ thể, Philippines áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thời hạn 5 năm đối với hàng nhập khẩu xi măng portland thông thường loại 1 (AHTN 2017/2022 phân nhóm số 2523.29.90) và xi măng hỗn hợp loại 1P (AHTN 2017/ 2022 phân nhóm số 2523.90.00) có xuất xứ Việt Nam.

Lệnh này sẽ có hiệu lực ngay lập tức.

Thuế chống bán phá giá tạm thời mà Cục Hải quan Philippines thông báo áp dụng với doanh nghiệp Việt Nam.
Thuế chống bán phá giá tạm thời mà Cục Hải quan Philippines thông báo áp dụng với doanh nghiệp Việt Nam.


Mức thuế của tất cả những đối tượng khác sẽ được áp dụng cho các nhà xuất khẩu nước ngoài khác mà không thông báo cho Ủy ban điều tra biết; không hợp tác đầy đủ trong quá trình điều tra chính thức và  các nhà xuất khẩu nước ngoài mới chưa gửi các tường trình cho nhà chức trách Philippines trong thời gian điều tra.

Cùng đó, Philippines công bố điều tra đối với các nhà xuất khẩu được xác định là có biên độ bán phá giá tối thiểu và/hoặc âm, gồm: Xi măng Cẩm Phả, Chinfon và một số công ty thương mại xi măng.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư