Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 01 năm 2025,
Phổ cập smartphone 500.000 đồng tới 100% dân số
Tú Ân - 03/03/2020 10:15
 
Bộ Thông tin và Truyền Thông sẽ thúc đẩy việc sản xuất dòng smartphone Việt Nam giá rẻ với giá bán chỉ 500.000 đồng để phổ cập tới tất cả người dùng di động tại Việt Nam.

Phổ cập 100% dân số sử dụng Smartphone

Tại Hội nghị giao ban Quản lý Nhà nước Quý 1/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyên thông cho biết, năm 2020 là  là năm đầu tiên có chương trình phổ cập nhanh điện thoại thông minh thông qua việc sản xuất điện thoại thông minh mang thương hiệu Việt Nam đến 100% người dân. Điều này được thực hiện thông qua việc sản xuất những chiếc điện thoại thông minh Việt Nam với giá chỉ 45-50USD. 

Bên cạnh đó, nhà mạng sẽ bù giá 10 USD, các nhà phát triển ứng dụng cài sẵn trên máy hỗ trợ 1 USD/ứng dụng. Với chủ trương có khoảng 10 ứng dụng cơ bản, điều này sẽ giúp giảm bớt giá thành sản phẩm thêm khoảng 10 USD. 

Cộng với việc trợ giá từ nhà sản xuất, giá bán những chiếc smartphone Việt đến tay người dân sẽ chỉ còn khoảng 20 USD, tức là chưa đến 500.000 đồng. Khi 100% người dân sử dụng smartphone, điều này sẽ rất thuận lợi cho việc triển khai chính phủ điện tử. 

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị BCH Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) mở rộng đầu Xuân 2019.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị giao ban Quản lý Nhà nước Quý 1/2020.

Đối với lĩnh vực Bưu chính có sự sụt giảm doanh thu và sản lượng bưu chính quốc tế, tuy nhiên, dịch vụ Bưu chính trong nước lại duy trì được mức tăng trưởng cao. Do chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nhưng dịch bệnh bùng phát lại tạo cơ hội cho thương mại điện tử trong nước phát triển, dẫn đến tổng doanh thu và sản lượng của các doanh nghiệp Bưu chính lớn đều đạt các chỉ tiêu đặt ra. Các doanh nghiệp lớn tăng cường phát triển các giải pháp công nghệ mới hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ tiện ích trên nền tảng di động, sản lượng tiêu dùng dịch vụ bưu chính trong nước vẫn ở mức cao.

Đối với lĩnh vực viễn thông, trước những tác động tiêu cực từ thị trường đối với sản lượng và doanh thu dịch vụ, các doanh nghiệp Viễn thông vẫn đảm bảo tốt chất lượng dịch vụ cung cấp đến người dùng. Ngoài ra, trong bối cảnh khó khăn, các doanh nghiệp viễn thông vẫn tập trung nguồn lực đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, triển khai các chỉ đạo của Chính phủ về tuyên truyền, phổ biến về bệnh dịch đến người dân. Tính đến thời điểm hiện tại các doanh nghiệp viễn thông đã tổ chức 5 đợt nhắn tin tuyên truyền tới hơn 125 triệu thuê bao với tổng số gần 7 tỷ tin nhắn.

Trọng tâm xây dựng chính phủ điện tử

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2020 là năm đầu tiên mà nhiệm vụ xây dựng chính phủ điện tử quay về Bộ TT&TT. Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam bắt đầu chương trình chính phủ số. 2020 là năm ra tuyên bố về Chính phủ điện tử Việt Nam dựa trên nền tảng di động, cung cấp dịch vụ trên nền di động. Đây cũng là năm đầu chúng ta có hệ thống giám sát quốc gia đo đạc về chính phủ điện tử, cùng với các số liệu chính xác hơn. 

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến nay, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên cả nước đạt 11,13% (tăng so với 10,76% của quý IV/2019), tỷ lệ này của các Bộ, ngành và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đạt 18,59% (tăng so với 17,75% của quý IV/2019), của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt 10,85% (tăng so với 10,48% của quý IV/2019).

Hiện có 4/19 bộ/ngành, 4/6 tỉnh/thành đạt tỷ lệ 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Vẫn còn 5/19 bộ, ngành; 16/13 tỉnh/thành phố thì có mức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 dưới 5%. Và hiện đã có 16/22 Bộ, cơ quan ngang Bộ, 5/6 cơ quan thuộc Chính phủ và 40/63 tỉnh/thành phố đã triển khai mô hình điện toán đám mây.

 Trong 2 tháng đầu năm 2020, Bộ đã tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Bộ đã cơ bản hoàn thiện để trình Chính phủ về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Vừa qua, Bộ TT&TT đã phối hợp với với các địa phương tổ chức triển khai thí điểm đô thị thông minh. Đến nay đã có 27 địa phương đăng ký thí điểm và 13 địa phương đã hoàn thiện chi tiết quy hoạch gửi về Bộ TT&TT.

 Trong quý I/2020, Bộ đã phát triển và vận hành trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử. Trong 2 tháng vừa qua tỷ lệ văn bản của Bộ Tthông tin và Truyền thông gửi cho các Bộ, ngành đạt 100%.... Trong thời gian tới, Bộ sẽ tập trung hoàn thiện chương trình chuyến đổi số quốc gia và đề án xây dựng Chính phủ điện tử giai đoạn 2021-2025; sớm khai trương Cổng dữ liệu quốc gia; thành lập Trung tâm giám sát điện tử quốc gia thực hiện giám sát toàn quốc về hạ tầng mạng, an toàn, an ninh mạng và dịch vụ Chính phủ điện tử và cơ quan nhà nước…

Năm 2020 là năm hoàn tất việc quy hoạch báo chí. Việc quy hoạch báo chí của các Hội đã được thực hiện hoàn tất trong tháng 2/2020.
Với những tờ báo thuộc các Sở, các Bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hoàn thành việc quy hoạch trong năm nay.
[Voices] Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí có sứ mạng nuôi dưỡng khát vọng Việt Nam hùng cường
Đất nước muốn vươn lên thì sức mạnh chính là sức mạnh tinh thần, báo chí sẽ góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần đó. Dù đưa tin tích cực hay...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư