
-
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít
-
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh
-
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ
-
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia
-
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả -
Việt Nam-Trung Quốc ký kết thêm 4 nghị định thư nông nghiệp
![]() |
PGS.TS. Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K, Viện trưởng Nghiên cứu phòng, chống ung thư |
Thưa ông, nhiều người dân lo ngại, chất tạo nạc Salbutamol được sử dụng trong chăn nuôi sẽ gây ung thư. Thực hư vấn đề này thế nào, thưa ông?
Hàng năm, Viện nghiên cứu ung thư quốc gia hoa Kỳ và Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế có đánh giá tổng hợp từ các nghiên cứu, qua đó đưa ra danh sách các chất gây ung thư ở người. Theo bản danh sách mới nhất công bố đầu năm 2016, tôi không thấy có chất Salbutamol. Như vậy, có thể khẳng định, Salbutamol không phải là chất gây ung thư đến thời điểm này.
Như ông khẳng định, Salbutamol không phải là chất gây ung thư thời điểm này, song đây là chất bị Bộ NN&PTNT cấm sử dụng trong chăn nuôi, vậy chắc chắn đây là chất có hại với sức khỏe con người. Vậy nếu sử dụng chất này lâu dài, hàng ngày, tác hại sẽ ra sao, thưa ông?
Salbutamol là chất kích thích dùng để điều trị bệnh liên quan co thắt phế quản. Đây là thuốc an toàn nếu dùng đúng liều do bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ như đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, cao huyết áp, nhức đầu... Tất nhiên, trường hợp dùng quá liều ở mức quá cao có thể gây nguy hiểm tính mạng. Tôi không nắm rõ được hàm lượng tồn dư Salbutamol hiện nay trong thịt nên chưa thể kết luận được mức độ quá liều đến đâu. Thông thường Salbutamol sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể trong vòng 24-48 giờ.
Những năm gần đây, số bệnh nhân ung thư tăng lên nhanh chóng. Vậy số ca bệnh bị ung thư do thực phẩm, ăn uống chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Hiện chúng tôi đang tập trung trị bệnh mà chưa có nghiên cứu nào về tác động của an toàn thực phẩm đối với bệnh ung thư. Số ca mắc ung thư tăng lên không hẳn do thực phẩm, mà theo tôi là do nhiều yếu tố.
Thứ nhất, do thành tựu trong chăm sóc y tế , tuổi thọ người Việt Nam ngày càng tăng lên (73,3 tuổi), mà ung thư thường hay gặp ở người cao tuổi. Thứ hai, ý thức về sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn, đi khám nhiều hơn và phát hiện bệnh cũng nhiều hơn. Thứ ba, các phương tiện phát hiện ung thư cũng tốt hơn trước đây nên có thể phát hiện được bệnh sớm hơn.
Xét về nguyên nhân gây ung thư thì một phần là do yếu tố nội sinh (nội tiết, di truyền...) và một phần do yếu tố bên ngoài. Cụ thể, trong các yếu tố bên ngoài thì có tới 30% ca ung thư do thuốc lá, 30% do dinh dưỡng không hợp lý (ăn quá nhiều đạm, mỡ động vật, ít rau quả, rau xanh, ăn phải chất độc có trong gạo mốc, dưa khú...), và ung thư do virut HPV, viêm gan B, chất đioxin…

-
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ -
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia -
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả -
Việt Nam-Trung Quốc ký kết thêm 4 nghị định thư nông nghiệp -
Bưởi Việt chính thức lên kệ Lotte Mart Hàn Quốc: Bước ngoặt mới cho nông sản Việt -
Việt Nam vẫn là nhà cung cấp gạo lớn cho Philippines -
Mặt bằng bán lẻ chịu áp lực khi hành vi mua sắm đảo chiều
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa