
-
Hà Nội đón 18,36 triệu lượt khách du lịch sau 7 tháng năm 2025
-
Hải Phòng đặt mục tiêu phát triển du lịch bền vững, đón 14,4 triệu lượt khách năm 2025
-
Trao Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn
-
Tháng 7/2025, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng hơn 25%
-
Tận dụng trào lưu “Vietnam is calling”, đưa mạng xã hội thành “đại sứ du lịch” miễn phí -
Ra mắt Liên minh phát triển sản phẩm trao đổi khách du lịch Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ
Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 20-30 km, các làng nghề truyền thống như Bát Tràng, Vạn Phúc, Chàng Sơn, Phú Vinh, Đường Lâm… từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc trong các tour du lịch nội đô kết hợp ngoại thành. Tuy nhiên, dù được xếp vào nhóm di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, nhiều làng nghề vẫn chỉ mới dừng lại ở mức “ghé thăm một lần cho biết”, thay vì trở thành điểm đến hấp dẫn, có chiều sâu và tạo giá trị kinh tế lâu dài.
Đặt chân đến Bát Tràng vào một ngày đầu tuần, chúng tôi chứng kiến khách du lịch lác đác, phần lớn chỉ ghé thăm chợ gốm Bát Tràng, thử làm gốm vài phút, mua vài món quà lưu niệm rồi rời đi. Họ không biết rằng, sau các gian hàng san sát là một hệ thống lò gốm cổ, những con ngõ sâu hun hút ẩn chứa đời sống làng nghề hàng trăm năm. Hay tại Vạn Phúc - làng nghề lụa nổi tiếng nhất miền Bắc, nhiều cửa hàng vẫn đóng cửa từ 6 giờ chiều, khi trời còn sáng và du khách vừa ăn tối xong.
Người ta hay nói đến phố đi bộ, phố đêm trong trung tâm Hà Nội, nhưng chính các làng nghề ngoại thành mới là nơi có tiềm năng lớn để hình thành phố nghề sống động về đêm: vừa mua sắm, ăn uống, trải nghiệm văn hóa, vừa tránh được áp lực quá tải hạ tầng trong nội đô.
Vấn đề lớn nhất hiện nay của du lịch làng nghề Hà Nội là thiếu sản phẩm đặc trưng, thiếu sự dẫn dắt về trải nghiệm. Các hoạt động làm gốm, dệt lụa, đan mây tre... vẫn mang tính tự phát, thiếu tính kết nối chuỗi. Sự hiện diện của công nghệ, dịch vụ cao cấp hay nghệ thuật - những yếu tố tạo cảm xúc trong du lịch hiện đại, hầu như chưa xuất hiện.
“Thông thường, làm gốm xong, khách chỉ biết mang về một sản phẩm méo mó, ít ai hướng dẫn câu chuyện đằng sau nghề, lịch sử dòng men hay vai trò của từng công đoạn. Nếu gắn các trải nghiệm này với yếu tố kể chuyện (story telling) hoặc trình diễn nghề vào buổi tối, hiệu quả sẽ khác hoàn toàn”, đại diện một công ty tour nhận xét.
Trong khi đó, thế mạnh về ẩm thực lại chưa được phát huy đúng mức. Đơn cử, Bát Tràng có món bánh tẻ gói bằng lá dong, Vạn Phúc có giò lụa, giò chả truyền thống, Đường Lâm nổi tiếng với tương, thịt quay đòn, chè lam… nhưng rất ít nhà hàng địa phương nâng cấp món ăn thành trải nghiệm ẩm thực cao cấp, gắn với không gian và phục vụ tiêu chuẩn.
Nếu như Hà Nội đã có phố đi bộ cuối tuần, Hồ Gươm có hoạt động nghệ thuật đường phố và ẩm thực đêm, thì các làng nghề vẫn “đóng cửa sau giờ hành chính”. Trong khi đó, nhu cầu du lịch đêm, đặc biệt là từ khách nội đô đi ngoại thành dịp cuối tuần ngày càng tăng.
Một số làng nghề đang thử nghiệm tổ chức không gian nghệ thuật, chợ phiên ban đêm, nhưng còn rất nhỏ lẻ và chưa có chiến lược bài bản. Trong khi đó, nếu hình thành các tuyến phố đêm chuyên đề như “Phố gốm về đêm” (Bát Tràng), “Phố lụa - nghệ thuật ánh sáng” (Vạn Phúc)... thì Hà Nội sẽ có thêm những cụm du lịch vệ tinh quanh trung tâm, nhằm giải tỏa áp lực nội đô và mở thêm cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp.
Khác với các khu du lịch lớn đòi hỏi vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng, phát triển du lịch làng nghề theo hướng trải nghiệm, ẩm thực, kinh tế đêm có thể bắt đầu từ những dự án quy mô nhỏ, đầu tư linh hoạt và khả năng hoàn vốn nhanh.
Một xưởng gốm kết hợp quán cà phê nghệ thuật chỉ cần khoản đầu tư dưới 2 tỷ đồng, nhưng nếu thiết kế tốt và truyền thông bài bản, có thể phục vụ hàng trăm lượt khách mỗi ngày, đặc biệt là giới trẻ và khách quốc tế. Một nhà hàng chuyên món quê truyền thống, phục vụ theo phong cách “chef’s table” hay “dine in heritage” cũng có thể tận dụng không gian nhà cổ tại làng nghề với chi phí thấp.
Hiện nhiều nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ tại vùng ven Hà Nội có xu hướng chuyển đổi đất thổ cư, đất vườn thành mô hình homestay kết hợp hoạt động văn hóa truyền thống, mở ra làn sóng “du lịch xanh - di sản - trải nghiệm”. Tuy nhiên, thách thức lớn vẫn là chính sách như thiếu cơ chế cho thuê đất dài hạn, thiếu quy hoạch sử dụng không gian công cộng cho hoạt động du lịch, thiếu hướng dẫn về phòng cháy, an toàn cho các cơ sở kinh doanh nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư.
Do vậy, cần có đề án riêng cho cụm phố nghề truyền thống Thủ đô, trong đó xác định rõ vai trò từng làng nghề, xây dựng bản đồ trải nghiệm, phân vùng đầu tư và cơ chế ưu đãi cụ thể cho mô hình du lịch nhỏ, bản sắc.

-
Phố nghề truyền thống - “mỏ vàng” chưa được khai thác đúng cách -
Tháng 7/2025, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng hơn 25% -
Tận dụng trào lưu “Vietnam is calling”, đưa mạng xã hội thành “đại sứ du lịch” miễn phí -
Ra mắt Liên minh phát triển sản phẩm trao đổi khách du lịch Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ -
Đầu tư du lịch trong vùng có rủi ro thiên tai: Cần bản đồ “cảnh báo sớm” -
Tăng tốc thị trường tour trong nước và outbound -
Báo Hàn gọi Phú Quốc là “ngôi sao mới của châu Á” nhờ APEC 2027
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín