
-
Quảng Ninh lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân
-
Nghiên cứu tổ chức phát động phong trào thi đua mới nhằm góp phần tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi
-
Rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu xuống còn 7 ngày
-
Giúp đỡ, dạy nghề và tạo việc làm cho người được đặc xá trở về hòa nhập cộng đồng
-
Đề nghị Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp trong 8 giờ -
TP.HCM kiến nghị gỡ vướng Chương trình phát triển đô thị sau sáp nhập
Trả lời câu hỏi của Báo Đầu tư tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 7/12, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, mặc dù kinh tế năm 2024 gặp một số khó khăn đầu năm, nhưng đến nay, câu chuyện tín dụng đã được giải quyết tích cực.
“Tăng trưởng tín dụng rất hoà đồng với tăng trưởng chung của cả nền kinh tế, tín dụng gắn chặt với việc hỗ trợ doanh nghiệp cũng như đảm bảo việc kiểm soát lạm phát cả năm 2024. Với mức tăng trưởng tín dụng như hiện nay, chúng ta có thể đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của cả nền kinh tế đã đặt ra từ đầu năm”, Phó thống đốc khẳng định.
![]() |
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú. Ảnh: VGP |
Cụ thể, theo ông Đào Minh Tú, tính đến 29/11, tăng trưởng tín dụng đã đạt 11,9% và đến hôm nay (7/12), tăng trưởng tín dụng đạt 12,5%. So với cùng kỳ năm 2023 tăng trưởng tín dụng mới chỉ tăng được 9% thì con số năm nay là khá tích cực. Tổng dư nợ nền kinh tế khoản 15.300.000 tỷ đồng; huy động vốn cũng đã đạt được khoảng 14.800.000 tỷ đồng và tốc độ tăng của dư nợ đang cao hơn huy động vốn.
Điều này cho thấy ngoài việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại thì Ngân hàng Nhà nước cũng có những động tác điều chỉnh, hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại bằng các công cụ điều hành chính sách.
Lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng năm nay tăng nhanh hơn năm trước, Phó thống đốc cho rằng, nền kinh tế đã và đang có nhiều thuận lợi, đạt được nhiều thành tựu trên tất cả lĩnh vực: Xuất khẩu tăng trưởng cao, các doanh nghiệp nhìn chung đã khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư chung đã có thuận lợi…
Thêm vào đó là sự điều hành tích cực đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từ kinh tế ngành đến kinh tế vĩ mô, chính sách tài khoá, tiền tệ có sự hài hoà giúp cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, vay vốn, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Vai trò có tính chất quyết định trong việc tăng trưởng tín dụng này, theo Phó thống đốc là do biện pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
“Ngay từ đầu năm, chúng ta đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% và đã điều hành quyết liệt mặc dù cơn bão số 3 gây ảnh hưởng. Nếu như không có cơn bão số 3 gây ảnh hưởng thì tăng trưởng tín dụng năm nay có thể còn cao hơn con số này”, ông Tú cho hay.
Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động, các ngân hàng thương mại hoàn toàn chủ động trong việc xác định hạn mức theo nhu cầu vốn của nền kinh tế và khả năng của ngân hàng mình. Ngân hàng nào hết hạn mức được giao từ đầu năm cũng chủ động trong việc tăng thêm hạn mức mà không chờ Ngân hàng Nhà nước thông báo như những năm trước đây.
Nguồn lực, nguồn vốn huy động năm nay cũng đảm bảo hài hoà, lãi suất đầu ra đã giảm tích cực. Tính đến thời điểm hiện nay so với đầu năm lãi suất cho vay bình quân đã giảm 0,96% - đây cũng là lý do giúp doanh nghiệp hạ chi phí đầu vào, tích cực đầu tư.
Ngân hàng Nhà nước cũng tháo gỡ nhiều khó khăn trong thủ tục, quy định và đặc biệt là có cơ chế giãn hoãn nợ sau cơn bão số 3.
Phó thống đốc khẳng định, những chính sách này trong năm 2024 đã thực sự phát huy hiệu quả và các doanh nghiệp cũng đón nhận những chính sách này tích cực, góp phần tháo gỡ cho sản xuất, tiêu dùng. Tín dụng cho bất động sản, chứng khoán mặc dù vẫn kiểm soát chặt rủi ro nhưng tạo điều kiện cho 2 lĩnh vực này khởi sắc hơn.
Về khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay, Phó thống đốc cho biết, đây là con số định hướng trong điều hành, nhưng với tốc độ tăng trưởng tín dụng như hiện nay cùng với việc cuối năm bao giờ cũng là thời điểm giải ngân tích cực, chúng ta có thể tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%.

-
Quảng Ninh lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân
-
Nghiên cứu tổ chức phát động phong trào thi đua mới nhằm góp phần tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi
-
Rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu xuống còn 7 ngày
-
Giúp đỡ, dạy nghề và tạo việc làm cho người được đặc xá trở về hòa nhập cộng đồng
-
Đề nghị Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp trong 8 giờ -
TP.HCM kiến nghị gỡ vướng Chương trình phát triển đô thị sau sáp nhập -
Hà Nội đánh giá mô hình chính quyền mới sau 15 ngày hoạt động -
Thủ tướng: Tăng trưởng 8,3 - 8,5% năm 2025 không phải "mục tiêu bất khả thi" -
Xuất khẩu cà phê xác lập kỷ lục mới 5,4 tỷ USD -
ABAC là cầu nối quan trọng giữa khu vực tư nhân và các nhà lãnh đạo APEC -
Quảng Trị gấp rút hoàn thành sớm các công trình cơ sở lưu trú phục vụ cán bộ
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng