
-
Xem xét trình Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV
-
Tôn vinh 60 cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự phát triển của TP.HCM
-
Ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035
-
Chủ tịch nước: Ngoại giao đóng vai trò kiến tạo hòa bình xuyên suốt lịch sử
-
Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 -
Cử tri lo lắng khi giá vàng biến động mạnh; bức xúc về sữa giả, thuốc giả
![]() |
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại tổ. Ảnh PT. |
Chiều 14/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên (Đề án).
Đều đồng tình điều chỉnh chỉ tiêu quan trọng này, song nhiều đại biểu cho rằng, các giải pháp cần đồng bộ, mạnh mẽ hơn.
Theo đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam), Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Nghị quyết chưa quy định rõ ràng về cơ chế giám sát, trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai các giải pháp tại Đề án.
Ông Khải đề xuất bổ sung giải pháp thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng 8% do Thủ tướng đứng đầu, với thành viên là các bộ trưởng, chủ tịch các tỉnh, thành phố lớn. Yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương báo cáo hàng quý về tiến độ thực hiện. Cùng với đó cần áp dụng chế tài mạnh: Bộ/ngành, địa phương nào không đạt tiến độ đề ra sẽ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Chính phủ. Giải pháp nữa là cần công khai, minh bạch dữ liệu kinh tế theo thời gian thực để người dân, doanh nghiệp có thể theo dõi, giám sát.
Làm rõ hơn về mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc nói đây là nội dung Chính phủ đã họp và đưa ra nhiều giải pháp.
Thực tế, mức tăng trưởng năm 2024 đạt 7,09% đã là rất cao, và còn rất nhiều dư địa, tiềm năng chưa được khai thác hết, theo Phó thủ tướng nhận định.
Năm 2024, Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn như thiên tai, tình hình bất ổn của thế giới, còn trong nước, đầu tư công giải ngân chậm. Theo Phó thủ tướng, nếu giải quyết được những vấn đề này sẽ còn dư địa để phát huy và thúc đẩy tăng trưởng đạt trên 8%.
Về những yếu tố tác động đến tăng trưởng, ông Phớc kể đến sản xuất, tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu và nhấn mạnh 2 vấn đề quan trọng nhất là đầu tư và xuất khẩu.
Với yếu tố đầu tư, Phó thủ tướng nhấn mạnh đầu tư công những năm gần đây đã tăng liên tục. Năm 2025, đầu tư công bố trí tăng lên so với năm 2024 khoảng 108.000 tỷ đồng, cộng với vượt thu ngân sách khoảng 331.000 tỷ đồng. Sau khi trích cho phần cải cách tiền lương, còn khoảng hơn 158.000 tỷ để bổ sung vào đầu tư của năm 2025.
“Như vậy, đầu tư năm 2025 xấp xỉ gần 900.000 tỷ đồng. Đây là động lực thúc đẩy, kéo các nguồn đầu tư khác để tạo động lực tăng trưởng”, ông Phớc nhìn nhận.
Phó thủ tướng cũng đề cập giải pháp hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông với mục tiêu hoàn thành thêm 1.000 km đường cao tốc trong năm nay, để đến năm 2030 đạt 5.000 km đường cao tốc.
Về đường sắt, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD dự kiến nối xuống tận Cà Mau; thúc đẩy tuyến đường sắt từ TP.HCM xuống Cần Thơ để kết nối với các cảng và 3 tuyến đường sắt phía Bắc kết nối với Trung Quốc…
Ông Phớc kỳ vọng những yếu tố này sẽ thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng GDP.
Bên cạnh nguồn vốn đầu tư công, đầu tư tư nhân cũng rất quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, theo Phó thủ tướng.
Về xuất khẩu, Phó thủ tướng nói, vừa phải giữ thị trường cũ như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, đồng thời phải mở rộng thị trường mới để thúc đẩy sản xuất, đưa sản phẩm của Việt Nam ra thị trường các nước.
Phải có thị trường thì mới có sản xuất và sản phẩm của ta mới xuất khẩu được, Phó thủ tướng nói.
Đề ra được hệ thống giải pháp thúc đẩy phát triển, Phó thủ tướng cho rằng, mức tăng trưởng của Việt Nam không chỉ đạt 8% mà có thể vượt xa hơn nữa. Và để đạt mục tiêu này, phải thay đổi mô hình tăng trưởng của nền kinh tế, tăng trưởng dựa vào công nghệ và chuyển đổi số. Muốn vậy phải xây dựng dữ liệu số, áp dụng AI và Blockchain, Internet vạn vật…

-
Tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng, ngân sách chịu tác động thế nào? -
Sửa nội quy kỳ họp Quốc hội: Tiết kiệm thời gian, linh hoạt điều hành -
Hải Phòng, Hải Dương phối hợp xây dựng Đề án hợp nhất chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ -
Khẩn trương bồi thường cho người dân có lúa chết cạnh công trường xây dựng cao tốc Cần Thơ - Cà Mau -
Hà Nam giảm 66,3% số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp -
Cần đồng bộ hóa khi thực hiện thủ tục hành chính trên Cơ chế Một cửa quốc gia -
Đà Nẵng đặt tên phường xã sau sắp xếp: Ưu tiên địa danh văn hóa thay vì đánh số
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh