
-
Việt Nam xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược
-
Phú Yên kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Yêu cầu Bộ Công thương ban hành khung giá điện cho các nguồn điện trước ngày 10/4/2025
-
Bài toán mà nền kinh tế Việt Nam đang đối diện là "vượt qua chính mình"
-
[Ảnh] Chủ tịch nước và Nhà Vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long -
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
![]() |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành báo cáo tình hình kinh tế -xã hội, sáng 23/5 |
Việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6% - 6,5% là thách thức rất lớn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, thừa ủy quyền của Thủ tướng báo cáo Quốc hội trong phiên khai mạc kỳ họp thứ ba, sáng 23/5.
Trong bối cảnh trên, Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ quyết tâm tiếp tục xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Một số nội dung của Chương trình phục hồi còn chậm
Theo đánh giá của Chính phủ, kinh tế - xã hội những tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.
Phó Thủ tướng khái quát: Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát; kinh tế vĩ mô ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ; các công trình cơ sở hạ tầng được triển khai đồng bộ với quyết tâm cao. Các công việc tồn đọng kéo dài nhiều năm đang được từng bước giải quyết chắc chắn, hiệu quả. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đều đạt được những kết quả tích cực; đời sống người dân tiếp tục được cải thiện.
Tuy nhiên, Chính phủ nhìn nhận, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều chuỗi cung ứng tiếp tục bị ảnh hưởng; giá cả nguyên vật liệu đầu vào, nhất là giá xăng dầu có nhiều biến động; chuyển đổi năng lượng còn chậm.
Kim ngạch xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI); thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thu ngân sách nhà nước tăng 15,4% so với cùng kỳ, tuy nhiên thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tăng 5,4%, cần thúc đẩy tăng thu bền vững . Thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp còn thấp; xuất khẩu nông sản tiểu ngạch chiếm tỷ trọng lớn.
"Xây dựng, hoàn thiện thể chế chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế, xã hội. Công tác quy hoạch còn chậm và nhiều vướng mắc; giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu; quản lý tài sản công, đất đai, tài nguyên còn lãng phí, tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện", Phó Thủ tướng nêu.
Vẫn ở phần hạn chế, Phó Thủ tướng báo cáo, các Chương trình mục tiêu quốc gia và một số nội dung của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội triển khai còn chậm. Các lĩnh vực y tế, giáo dục còn một số hạn chế. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên một số địa bàn, lĩnh vực còn diễn biến phức tạp. Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh và đại dịch COVID-19.
Tăng cường quản lý thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp
Báo cáo Quốc hội nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết sẽ khẩn trương hoàn thiện, trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Đất đai 2013.
Chính phủ cũng xác định chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác nhằm tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn và kiểm soát lạm phát. Đẩy mạnh tăng thu NSNN bền vững, triệt để tiết kiệm chi, đặc biệt là chi sự nghiệp có tính chất đầu tư.
"Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, nhất là các ngân hàng thương mại yếu kém. Tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, bảo đảm phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững. Theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả; điều hành, bình ổn giá; thúc đẩy thương mại, xuất nhập khẩu; có giải pháp hiệu quả duy trì ổn định chuỗi cung ứng", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Nhiệm vụ tiếp theo được Phó Thủ tướng đề cập là triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm hiệu quả. Kiên quyết điều chuyển vốn đầu tư công năm 2022 của các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương chậm triển khai cho các đơn vị, dự án khác có khả năng hoàn thành sớm, phát huy hiệu quả. Đẩy nhanh việc hoàn thành thủ tục và giải ngân 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Chính phủ cũng sẽ sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về danh mục dự án sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kin h tế, xã hội.
Giải pháp tiếp theo được Chính phủ báo cáo là đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại về giao thông, năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, hạ tầng thương mại và hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội… Các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung cao độ cho triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, tạo động lực mới cho sự phát triển.
Cụ thể, phấn đấu đến cuối năm 2022 hoàn thành 361 km đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1; trong quý IV năm 2022, khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 và khởi công đường băng, nhà ga cảng hàng không quốc tế Long Thành...
Dự kiến đến cuối năm 2022, sẽ đưa vào hoạt động 4 dự án thành phần của dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây và khởi công nhà ga, cảng hàng không quốc tế Long Thành; hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Sau báo cáo của Phó Thủ tướng, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội.
-
Việt Nam xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược
-
Phú Yên kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Yêu cầu Bộ Công thương ban hành khung giá điện cho các nguồn điện trước ngày 10/4/2025
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân
-
Bài toán mà nền kinh tế Việt Nam đang đối diện là "vượt qua chính mình" -
[Ảnh] Chủ tịch nước và Nhà Vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long -
Nhà Vua Philippe mong muốn doanh nghiệp Bỉ đầu tư vào năng lượng, khai khoáng tại Việt Nam -
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại -
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà Vua Vương quốc Bỉ -
5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025 -
Hà Nội triển khai nhiều biện pháp phòng, chống lãng phí
-
1 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
2 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
3 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
4 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/4
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics