
-
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
-
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên
-
Bộ trưởng Bộ Giao thông: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9
-
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Chính thức công bố mở bến cảng số 3 - Khu bến cảng Lạch Huyện -
Khánh Hòa động thổ khu công nghiệp hơn 1.800 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong
Theo Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, hiện nay, đường cao tốc Việt Nam còn rất bất cập so với yêu cầu phát triển của đất nước. Vì vậy, từ nay đến năm 2020 phải tập trung phát triển đường cao tốc. Quyết tâm của Chính phủ là nối thông đường cao tốc Bắc Nam. Cùng với đó, tiếp tục đầu tư các đoạn tiếp theo, kết nối các đoạn cao tốc còn lại trên hành lang Bắc – Nam, TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ. Đến năm 2020, chúng ta phải xong và vượt trên 2.000km tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Mục tiêu phát triển mạnh đường cao tốc Việt Nam trong những năm tới có cơ sở hạ tầng tốt, nhân tố để quyết định môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn vậy, phải huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển đường cao tốc đồng bộ tại các khu vực phía Bắc, phía Nam, Tây Nam bộ, Đông Nam bộ, miền Trung - Tây Nguyên.
![]() |
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nghe tư vấn giám sát Nhật Bản trao đổi những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Ảnh: Hà Minh |
Với dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, dù đã cơ bản hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng, nhưng theo Phó thủ tướng Trịnh Định Dũng, dự án đang đi vào giai đoạn gấp rút, vì vậy, chủ đầu tư, các nhà thầu và địa phương phải đẩy nhanh tiến độ các phần việc để dự án hoàn thành nhanh nhất, càng sớm càng tốt.
“Chậm khai thác sử dụng sẽ không phát huy được hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến nền kinh tế, đánh thuế toàn dân. Khó khăn nhất hiện nay là còn 2% khối lượng giải phóng mặt bằng. Kinh phí đã có, phải tháo gỡ nhanh điểm nghẽn giải phóng mặt bằng bằng cách tuyên truyền cho người dân thấy được lợi ích quá trình đầu tư hệ thống đường cao tốc để mọi người đều có trách nhiệm. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng cần chú trọng tạo cuộc sống tốt hơn khi chưa bồi thường, tạo điều kiện cho người dân tái định cư đi kèm sản xuất, an sinh xã hội", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
![]() |
Tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi qua huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đang được gấp rút thi công. Ảnh: Hà Minh |
Phó thủ tướng cũng đề nghị Bộ GTVT rà soát lại tất cả các dự án BOT vừa rồi, kiểm tra, cần thiết thanh tra, điều tra để có một tổng mức đầu tư đúng và thực hiện báo cáo đúng. Có thể thực hiện nhỏ, nhưng báo cáo rất to, cho nên phải báo cáo đúng. Từ đó, tính lại giá phí BOT, tính lại thời gian thu hồi vốn.
“Vấn đề này dân rất bức xúc nên phải lắng nghe và khắc phục, bổ sung những khiếm khuyết để thực hiện dự án đường cao tốc vừa đáp ứng phát triển kinh tế-xã hội, vừa đáp ứng lợi ích của người dân, góp phần tăng năng lực vận chuyển của ngành giao thông - vận tải. Tham gia dịch vụ hậu cần của nền kinh tế, tham gia đóng góp vào tăng trưởng để góp phần giảm chi phí đầu vào của các sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế” - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định.
Trước đó, báo cáo tiến độ dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi với Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ông Trần Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đến đầu tháng 7/2016, Dự án đạt giá trị sản lượng: 9.618 tỷ (chưa kể VAT); đạt 54,19% tổng giá trị HĐ xây lắp; giải phóng mặt bằng đạt 98%, hiện còn vướng ở 39 điểm trên toàn tuyến.
Bên cạnh đó, số vốn đối ứng cho đền bù giải phóng mặt bằng hiện đang còn thiếu hơn 1.600 tỷ đồng đã ảnh hưởng đến công tác này.
Đối với 65km đầu tiên từ Đà Nẵng-Tam Kỳ dự kiến sẽ hoàn thành vào quý I/2017, hiện tiến độ đã đạt 70% khối lượng công việc. Các nhà thầu đang tập trung đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2017.
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi có chiều dài 139km qua 3 tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi, tổng mức đầu tư: 34.516 tỷ đồng, tương đương trên 1,6 tỷ USD. Trong đó, vốn vay hơn 1,3 tỷ USD (tương đương 29.218 tỷ VND) dùng để chi phí xây lắp, thiết bị, tư vấn, lãi vay trong thời gian xây dựng, gồm có: Vốn vay JICA: 798,56 triệu USD tương đương 16.799 tỷ đồng, Vốn vay WB: 590,39 triệu USD tương đương 12.419 tỷ đồng, gồm: 153,65 triệu USD vốn IDA tương đương 3.232 tỷ đồng và 436,74 triệu USD vốn IBRD tương đương 9.187 tỷ đồng; Vốn đối ứng: 5.298 tỷ đồng, dùng để chi GPMB, QLDA, VAT và chi khác.

-
Chính thức công bố mở bến cảng số 3 - Khu bến cảng Lạch Huyện -
Khánh Hòa động thổ khu công nghiệp hơn 1.800 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong -
Lãnh đạo EVN đốc thúc tiến độ Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng -
Quảng Ninh: Khai trương Tổ hợp Văn phòng dịch vụ KCN Bắc Tiền Phong -
Quảng Bình cho ACV thuê gần 30.000 m2 đất để mở rộng sân bay Đồng Hới -
Doanh nghiệp quan tâm đầu tư nhiều dự án lớn tại Quảng Nam -
Singapore là đối tác có vốn đầu tư FDI lớn nhất tại Quảng Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/4
-
2 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
3 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
4 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
5 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp