Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 09 tháng 05 năm 2024,
Phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra khi quyết định bán start-up
Đức Thọ - 28/01/2024 09:28
 
Chỉ đến khi thương vụ mua bán xong xuôi, nhà sáng lập start-up mới có thể thở phào nhẹ nhõm.

Nhiều nhà sáng lập trong nước và nước ngoài xây dựng start-up với tư duy để bán, trong khi những người khác chỉ nghĩ đến việc này khi hoàn cảnh bắt buộc hoặc cơ hội ập đến đối với họ. Dù trong trường hợp nào, thì hoạt động bán start-up vẫn là giao dịch tài chính quan trọng trong cuộc đời của nhà sáng lập.

Theo Forbes, tạp chí tên tuổi trong lĩnh vực kinh tế, với những giao dịch mà start-up được định giá bằng hoặc cao hơn kỳ vọng, không ít nhà sáng lập rất dễ sa đà vào cảm giác say mê và mất tập trung vào những vấn đề quan trọng, khiến lợi thế mà họ có lại dịch chuyển về phía người mua. Dù sau này, nhà sáng lập có thể từ chối bán doanh nghiệp, thì cũng không có gì đảm bảo rằng, rủi ro từ hoạt động mua bán sẽ chấm dứt hoàn toàn, nhất là trong bối cảnh thị trường mua bán - sáp nhập với nhiều thông tin “mở” như hiện nay.

“Càng đi sâu vào quá trình thẩm định, người mua càng dễ tiếp cận các bí mật của start-up, tạo rủi ro lớn cho start-up. Điều đáng nói là có những bên không thật sự quan tâm đến thương vụ mua bán, bởi họ tìm tới start-up chỉ để moi bí mật thông tin. Chính vì vậy, khi lên danh sách người mua tiềm năng, các nhà sáng lập cần cân nhắc kỹ rủi ro này”, chuyên gia Bruce Werner, thành viên Hội đồng Forbes cho biết.

Bên cạnh rủi ro bị lộ lọt bí mật, các nhà sáng lập cũng đối diện với rủi ro về chi phí, khi phải trả trước một khoản không nhỏ cho các đơn vị kiểm toán, đơn vị tư vấn độc lập và đối diện với khả năng chưa chắc thương vụ mua bán có diễn ra thuận lợi hay không.

Ngoài ra, xuyên suốt quá trình tiến hành thương vụ mua bán, nhà sáng lập sẽ liên tục đối diện với cảm giác mệt mỏi, khi cùng lúc vừa đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty vẫn diễn ra trơn tru, vừa theo dõi diến biến thương vụ, vừa làm báo cáo cập nhật thông tin tới bên mua. Cảm giác này đối với họ được ví như tàu lượn siêu tốc, đặc biệt với những ai lần đầu tiên bán đi “đứa con tinh thần”.

Vì vậy, để phòng tránh rủi ro trong quá trình bán start-up, chuyên gia Bruce Werner khuyên nhà sáng lập nên xây dựng một đội ngũ nhân sự riêng cho hoạt động này. Nếu phát triển start-up cần dựa trên một đội ngũ nhân sự nòng cốt, thì hoạt động bán start-up cũng vậy, bởi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm cần trong thương vụ mua bán là những kỹ năng, kinh nghiệm không thể tìm thấy trong nhóm nhân sự phụ trách phát triển start-up.

Khi nhóm phụ trách mua bán được thành lập, người đứng đầu start-up nên chia sẻ rõ cho họ lý do bán start-up và các kết quả nằm trong phạm vi chấp nhận được.

Đặc biệt, chuyên gia Bruce Werner nhấn mạnh rằng, nhà sáng lập cần lên danh sách các yếu tố có thể khiến thương vụ giao dịch sụp đổ và thông báo đến nhóm phụ trách của mình. Trong trường hợp các yếu tố này diễn ra, thì cả đội sẽ tự động hủy bỏ thương vụ bán start-up.

“Bất ngờ xảy đến bất cứ lúc nào. Hãy tập trung vào mục tiêu cuối cùng, nhưng đừng quên linh hoạt thích ứng với tình hình thực tế. Cũng đừng ngại cho người mua biết nếu họ tiến quá gần đến ranh giới của bạn”, vị chuyên gia này chia sẻ.

Start-up trà thảo dược tại Thái Bình được rót vốn
Lần đầu tham gia Shark Tank Việt Nam, doanh nghiệp An Thái Hưng của doanh nhân trẻ Lê Ngọc Huê chuyên về lĩnh vực chế biến các sản phẩm dược liệu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư