
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
Đây là dự án đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách sạn 5 sao và các khu căn hộ cao cấp ở TP.Hồ Chí Minh và khu vực lân cận từ các sản phẩm như khăn bông, áo choàng tắm, chăn, gối, rèm cửa… và giặt ủi chất lượng cao.
Dự án này sẽ được đặt tại Khu công nghiệp Giang Điền, tỉnh Đồng Nai, với vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 3 triệu USD, diện tích nhà xưởng là 3.168m2, sử dụng máy móc công nghệ hiện đại của Nhật, công suất giặt sẽ đạt 18 tấn sản phẩm/ngày.
![]() | ||
Lễ ký kết thành lập liên doanh giữa Phong Phú Corp và Hirose Skokai |
Giai đoạn 2, Dự án sẽ nâng công suất lên 50 tấn sản phẩm/ngày, cung cấp chủ yếu cho thị trường tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, tập trung vào các sản phẩm như khăn trải bàn, đồng phục và các mặt hàng phục vụ cho bệnh viện.
“Với thâm niên hợp tác với Phong Phú từ năm 2010, hợp đồng năm đầu tiên trị giá 0,5 triệu USD, và hiện giờ giá trị hợp đồng đã tăng lên 3,8 triệu USD, hy vọng sau khi hợp tác lập liên doanh, sự hợp tác giữa 2 doanh nghiệp càng lớn mạnh hơn”, ông Phạm Xuân Trình, Tổng giám đốc Phong Phú Corp nói.
Ông Keitaro Hirose, Chủ tịch HĐQT Công ty Hirose Skokai cho rằng, “bắt tay” với Phong Phu Corp để thực hiện Dự án đầu tư tại Việt Nam đồng nghĩa với việc Hirose Skokai sẽ làm ăn lâu dài với Phong Phu Corp và ngành dệt may Việt Nam.
Với việc ký kết hợp đồng liên doanh này, ngoài việc mang lại lợi ích cho các bên tham gia, đây còn là minh chứng cho sự hợp tác lâu dài giữa Phong Phú Corp và Hirose Skokai đối với các dự án dệt may hiện tại và trong tương lai.
Điều này đánh dấu sự thành công cũng như sự tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ của hai đơn vị trong ngành dệt may Việt Nam và Nhật Bản.
Không chỉ dừng lại ở mức đầu tư hiện tại, theo ông Keitaro Hirose, khi LSS đã có lợi nhuận sẽ đầu tư thêm hệ thống khăn trải bàn, khăn ăn, đồng phục và sản phẩm tại bệnh viện. Chúng tôi hy vọng nhà máy LSS sẽ có mặt tại nhiều thành phố ở Việt Nam trong tương lai bằng việc sớm thực hiện khảo sát, nghiên cứu, mở rộng đầu tư tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang…
Phong Phú Corp là một trong những doanh nghiệp mạnh của ngành dệt may. Năm 2013, Phong Phú Corp đạt doanh thu hợp nhất gần 4.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 280 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ là 227 tỷ đồng.
Thế Hải
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort