
-
Để rừng bị chặt phá, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Mai Sơn bị khởi tố
-
Khám xét Trung tâm Kiểm định khu vực 2 và Trạm kiểm định Đông Sài Gòn
-
Hàng loạt cơ sở y tế ở Thành phố Quảng Ngãi bị xử phạt hành chính
-
Thủ đoạn của nhóm sản xuất, kinh doanh thuốc gắn mác “nhập ngoại”, thu lợi gần 200 tỷ đồng
-
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo -
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em
Sáng ngày 2/11, Công an tỉnh Phú Thọ tổ chức họp báo, thông tin kết quả đấu tranh các chuyên án, vụ án lớn, tính chất phức tạp, liên tỉnh, gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng, ảnh hưởng xấu đến uy tín các cơ quan nhà nước.
Theo đó, tại buổi họp báo, thượng tá Bùi Quang Khoa, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an tỉnh Phú Thọ, cho biết trong tháng 10 vừa qua, cơ quan này đã triệt phá đường dây mua bán trái phép hóa đơn điện tử và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Trong vụ án, PC03 Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố, bắt tạm giam 5 bị can, trong đó có 2 bị can cầm đầu là Nguyễn Minh Tú (30 tuổi) và Võ Tấn Lộc (25 tuổi, cùng trú phường Tam Phú, TP. Thủ Đức) để làm rõ các tội "mua bán trái phép hóa đơn điện tử" và "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức".
![]() |
Phú Thọ phá đường dây mua bán hoá đơn trái phép 25.000 tỷ đồng. |
Qua điều tra, cảnh sát xác định, các đối tượng đã thông qua mạng Zalo để mua 228 công ty có người đại diện theo pháp luật đều sử dụng giấy tờ giả ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước (chủ yếu ở TP. HCM và Hà Nội), sau đó thiết lập mạng lưới các đối tượng trung gian khoảng trên 400 người tìm kiếm các đơn vị có nhu cầu và bán hóa đơn GTGT điện tử cho rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước.
Bước đầu xác định thiệt hại về thuế trên 2.500 tỉ đồng. Các đối tượng thu lời bất chính trên 1.200 tỉ đồng (tương đương 5% doanh số tiền hàng ghi trên hóa đơn khống đã bán). Trong đó, Tú và Lộc thu lời bất chính trên 252 tỉ đồng. Các đối tượng trung gian trong hệ thống (F1, F2, F3…) hưởng lợi bất chính số tiền khoảng 750 tỉ đồng. Để hợp thức thủ tục thanh toán qua ngân hàng cho các hóa đơn đã bán, Tú và Lộc thành lập nhiều công ty "tài chính" cũng với hình thức mua qua mạng Zalo (người đại diện theo pháp luật của các công ty này đều sử dụng giấy tờ giả), sử dụng số điện thoại sim "rác" để đăng ký ứng dụng Internet banking để "bơm tiền" cho các đối tượng trung gian làm thủ tục thanh toán "quay vòng".
Đối với các hóa đơn đã bán có mặt hàng cần phải có hồ sơ chứng minh nguồn gốc như đất, cát, sỏi, gỗ, xăng dầu, thực phẩm…, Tú đã thông qua mạng Internet mua 32 con dấu giả của các cơ quan có thẩm quyền để thiết lập các bộ hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa ghi trên các hóa đơn khống chuyển cho doanh nghiệp mua hóa đơn. Quá trình điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã thu giữ 228 con dấu của các doanh nghiệp bán hóa đơn và 32 con dấu giả các cơ quan chức năng, phong tỏa hai tài khoản với số tiền trên 27 tỉ đồng.
-
Thủ đoạn của nhóm sản xuất, kinh doanh thuốc gắn mác “nhập ngoại”, thu lợi gần 200 tỷ đồng -
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo -
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em -
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định -
Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị phạt 11-12 năm tù vì bán rẻ “đất vàng” -
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo -
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 4: Đừng để thị trường bất động sản là “bãi mìn”
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa