-
Chính phủ trông cậy vào các địa phương đầu tàu của nền kinh tế, trong đó có Hải Phòng -
ASEAN sẵn sàng hỗ trợ các nước khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão Yagi -
TP.HCM khó hoàn thành 3 chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020 - 2025 -
Hải Phòng, Hải Dương điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự chủ chốt -
Thông tin về Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan -
Ông Dương Ngọc Hải được phân công làm Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương xác định, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trong khi kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phát triển bền vững của tỉnh, trong đó có diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.
Để phát huy các kết quả đã đạt được, vượt qua những khó khăn, thách thức, thực hiện hoàn thành kế hoạch phát triển KT-XH trong năm 2021, tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương đã Chỉ thị các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương quán triệt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tập trung triển khai xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2021 trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020 và dự báo tình hình trong nước, trong tỉnh trong giai đoạn tới tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; từ đó xác định mục tiêu phát triển của kế hoạch năm 2021 phù hợp với mục tiêu Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025.
Trong đó, phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh năm 2021 tăng khoảng 7,1-7,3%; đối với các sở, ngành, địa phương căn cứ tình hình thực tế xây dựng phương án tăng trưởng của ngành, lĩnh vực và địa phương hợp lý và phù hợp, khả thi triển khai thực hiện; đề xuất một số chỉ tiêu cơ bản của sở, ngành và địa phương cho năm 2021.
Dự án Nút giao thông khác mức đường Hùng Vương – Quốc lộ 1A – Điểm đấu nối “khai thông” của tỉnh Phú Yên |
Tập trung làm tốt công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch trên các lĩnh vực. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh. Huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao.
Phát triển mạnh kinh tế biển, nông nghiệp công nghệ cao. Từng bước hình thành các mạng lưới dịch vụ đồng bộ, hiện đại như: Du lịch biển, dịch vụ vận tải, logistic, viễn thông, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, trong đó xác định dịch vụ du lịch và logistic có đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh, tạo điều kiện thúc đẩy thu hút đầu tư; thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị khu vực và cả nước; khắc phục thiệt hại, phục hồi sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế sau thiên tai, dịch bệnh; mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, đa dạng hóa đối tác, nguồn hàng...
Về nhiệm vụ xây dựng dự toán NSNN năm 2021, Chỉ thị yêu cầu thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2021 phải được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành.
Trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức lớn của năm 2020, cần phân tích, dự báo tình hình kinh tế, tài chính trong tỉnh để đánh giá sát khả năng thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2020 làm cơ sở xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2021, đặc biệt là do tác động của đại dịch Covid-19, thiên tai, dịch bệnh và các nhân tố tác động khác làm thay đổi tình hình sản xuất-kinh doanh, đầu tư, phát triển của doanh nghiệp, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu.
Phấn đấu dự toán thu nội địa từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 bình quân chung toàn tỉnh tăng khoảng 9-11% so với đánh giá ước thực hiện năm 2020.
Đối với chi ngân sách nhà nước năm 2021 đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật về xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2021 được cấp có thẩm quyền quyết định.
Bên cạnh đó, Chỉ thị cũng lưu lý, việc bố trí vốn kế hoạch chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước phải thực hiện đúng thứ tự ưu tiên theo quy định.
Ưu tiên bố trí vốn ngân sách địa phương để đối ứng hoặc hỗ trợ tham gia thực hiện cho các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước và bảo đảm phát triển hài hòa giữa các địa phương.
-
Thống nhất điều chỉnh kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2024 -
Thông tin về Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan -
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone -
Hà Nội quyết tâm xóa bỏ nhà siêu mỏng, siêu méo -
Ông Dương Ngọc Hải được phân công làm Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM -
Luật hóa cơ chế, chính sách đặc thù, ưu tiên hơn cho phát triển công nghiệp bán dẫn -
Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/10 -
2 Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng -
3 Thủ tướng chỉ quyết định nhân sự doanh nghiệp nhà nước then chốt -
4 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật kịch bản tăng trưởng 2024, quý IV phấn đấu đạt 7,6-8% -
5 Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 4: Thiệt hại đến từng “tế bào của xã hội”
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá
- FPT Software giành giải Kiến tạo việc làm tại ESG Business Awards 2024
- Finest Future mang cơ hội học tập tại Phần Lan đến học sinh Việt Nam
- Gameloft Việt Nam: Văn hóa lấy con người làm trọng tâm