
-
Khám xét Trung tâm Kiểm định khu vực 2 và Trạm kiểm định Đông Sài Gòn
-
Hàng loạt cơ sở y tế ở Thành phố Quảng Ngãi bị xử phạt hành chính
-
Thủ đoạn của nhóm sản xuất, kinh doanh thuốc gắn mác “nhập ngoại”, thu lợi gần 200 tỷ đồng
-
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo
-
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em -
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định
Cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh Quảng Ninh) chiều 26/6 cho biết, cơ quan này đã chuyển toàn bộ vụ án làm giả thẻ điện thoại để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sang cơ quan điều tra quân đội để điều tra, xử lý.
Trong thông cáo phát đi trưa nay, Ngân hàng Quân đội (MB) cho biết, nhóm đối tượng nhập khẩu 24.900 thẻ cào giả Mobifone cũng đang thế chấp 300.000 thẻ cào tại ngân hàng để vay vốn kinh doanh. Số thẻ Mobifone này bao gồm nhiều mệnh giá khác nhau, nghi được làm giả với chủ đích lừa đảo các tổ chức tín dụng.
Thẻ cào giả không có giá trị nạp tiền vào tài khoản Mobifone
"Nhóm đối tượng này là đại lý chính thức của Mobifone, đã có giao dịch với MB trong nhiều năm qua và khoảng thời gian này, họ luôn thực hiện đúng cam kết, nghĩa vụ với ngân hàng", đại diện ngân hàng cho biết.
Theo MB, khoản thế chấp để vay vốn không chỉ gồm thẻ cào mà còn có bất động sản và ôtô. Ngân hàng đang tiến hành đánh giá làm rõ các giá trị tài sản liên quan tới vụ việc và phối hợp với cơ quan chức năng để kiên quyết xử lý mọi sai phạm theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh hôm 24/6 đã công bố kết luận điều tra về 24.900 thẻ cào bị bắt giữ hồi tháng một năm nay. Đại diện Mobifone khẳng định 24.900 thẻ cào nói trên ghi mệnh giá 100.000 đồng và hoàn toàn giả mạo. "Số thẻ này không có giá trị nạp vào tài khoản của thuê bao mạng Mobifone", thông tin từ Công an Quảng Ninh cho biết.
Nhà mạng cũng cho biết, việc sản xuất thẻ được ký kết với các đối tác trong nước chứ không có sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài. Thẻ cào nạp tiền cho điện thoại do Mobifone phát hành có số serial và 12 mã số được phủ bạc. Mỗi mã số (mỗi thẻ) có giá trị nạp tiền một lần nên không thể làm giả dãy mã số này.
Theo cơ quan điều tra, ngoài 24.900 thẻ bị bắt giữ, một số lượng lớn thẻ giả khác đã được vận chuyển trót lọt vào tiêu thụ ở Việt Nam. Các đối tượng đã sử dụng số thẻ này làm tài sản thế chấp, vay 35 tỷ đồng tại chi nhánh Ngân hàng Quân đội (MB) ở Hải Dương. Thay vì sử dụng để làm vốn kinh doanh, các đối tượng đã chia nhau tiêu xài.
Các đối tượng này đã nhiều lần sang Trung Quốc để đặt in các thẻ cào giả nhằm mục đích đem thế chấp, vay tiền từ ngân hàng. Để trót lọt, các đối tượng trà trộn cùng thẻ cào thật, tránh bị phát hiện. Do số thẻ này chỉ dùng để thế chấp tài sản tại ngân hàng, không bán ra thị trường nên người tiêu dùng vẫn chưa bị thiệt hại.
Các đối tượng này bao gồm: Trần Việt Cường, Phạm Văn Duật, Đào Văn Tuấn, Nguyễn Văn Chung. Trong đó, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Việt Cường (Hải Phòng), Phạm Văn Duật (Hải Dương); khởi tố, cho tại ngoại Đào Anh Tuấn (Hải Dương) và truy nã Nguyễn Văn Chung (đối tượng cầm đầu cũng ở Hải Dương).
Thành Tuyên
-
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo -
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em -
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định -
Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị phạt 11-12 năm tù vì bán rẻ “đất vàng” -
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo -
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 4: Đừng để thị trường bất động sản là “bãi mìn” -
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa