-
Đã cấp 9,58 triệu thẻ căn cước sau hơn 3 tháng -
Thiếu vắc-xin kéo dài, lãnh đạo Bộ Y tế nói gì? -
Chậm sửa mức giảm trừ gia cảnh tác động không tích cực đến chính sách tiền lương mới -
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm 2024 trên 7% -
Ba Sở của Hà Nội có trụ sở mới với tổng mức đầu tư 659 tỷ đồng -
Đề nghị xem xét trách nhiệm để thiếu vắc-xin tiêm chủng mở rộng
GS-TS. Vũ Dương Huân, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao. |
Là một trong những nhà ngoại giao kỳ cựu, ông đánh giá thế nào về mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ?
Mọi người đều nhận định, đây là mối quan hệ đặc biệt. Nhưng từ “đặc biệt” hầu như chỉ được hiểu theo nghĩa trong gần 30 năm trở lại đây. Cụ thể là từ ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, 2 nước trở thành bạn bè bình thường, rồi thiết lập mối quan hệ Đối tác toàn diện vào năm 2013 và Đối tác Chiến lược toàn diện vào năm 2023.
Tôi nghĩ rằng, mối quan hệ bang giao giữa 2 quốc gia còn đặc biệt hơn và người đặt nền móng cho mối quan hệ này là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thưa ông, đặc biệt hơn ở điểm nào?
Như chúng ta đã biết, trong 30 năm bôn ba đi tìm đường cứu nước, Bác đã đến 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có thời gian sinh sống và làm việc tại nhiều thành phố của Hoa Kỳ như New York, Boston... Trong thời gian sống và làm việc tại Hoa Kỳ, Bác đã thấu hiểu những giá trị tốt đẹp của người dân Hoa Kỳ.
Chính vì vậy, ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập, vào ngày 17/10/1945, Bác viết thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman bày tỏ mong muốn được sự hợp tác và giúp đỡ của Hoa Kỳ trong cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn và xây dựng lại đất nước. Chỉ một thời gian ngắn sau, vào ngày 18/1/1946 và ngày 16/2/1946, Bác lại gửi thư cho Tổng thống Harry Truman bày tỏ mong muốn được hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ.
Mối quan hệ giữa 2 quốc gia không được như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng Người luôn mong muốn thiết lập mối quan hệ giữa 2 nước, nên đã tiếp tục viết thư gửi Tổng thống Eisenhower, Tổng thống Lyndon B. Johnson. Trước khi về “thế giới vĩnh hằng” đúng 9 ngày, vào ngày 25/8/1969, mặc dù sức khỏe rất yếu, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn viết thư gửi Tổng thống Tổng thống Richard Nixon.
Có thể thấy, Bác đã luôn canh cánh thiết lập mối quan hệ hữu hảo, mật thiết với Hoa Kỳ, không chỉ với giới chức lãnh đạo, mà với tất cả nhân dân Hoa Kỳ, khi Người đã viết nhiều lá thư, bức điện gửi đến nhân dân, học sinh, sinh viên Hoa Kỳ với lời lẽ chân thành, biết ơn vì đã ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.
Như vậy, trong quan hệ ngoại giao, Bác đặc biệt mong muốn xây dựng quan hệ với Hoa Kỳ. Ước nguyện của Bác đã trở thành hiện thực, như lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định tại sự kiện kỷ niệm một năm Việt Nam và Hoa Kỳ trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện tại New York (sáng 23/9/2024, giờ Việt Nam), rằng Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành những người bạn và là Đối tác Chiến lược toàn diện, đúng như ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cách đây 30 năm, không ai có thể hình dung được mối quan hệ giữa 2 quốc gia từng ở hai bên chiến tuyến lại có thể đạt được như ngày nay. Dưới góc độ ngoại giao, ông nhìn nhận ra rao?
Với những người ngoại đạo, mối quan hệ này có thể là bất ngờ, nhưng với những người làm đối ngoại - ngoại giao, thì mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển như ngày nay là tất yếu. Bởi như tôi đã nói, người cố gắng, dày công thiết lập cho mối quan hệ này là Chủ tịch Hồ Chí Minh và ngành ngoại giao đã học, làm theo tư tưởng, trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh để xây dựng nên mối quan hệ không phải là gần 30 năm, mà tôi nghĩ rằng, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Hoa Kỳ đã kéo dài gần 80 năm, tính từ đầu năm 1946.
Ngoại giao nói chung, với Hoa Kỳ nói riêng, của nước ta có được như ngày hôm nay là kết quả tất yếu của sự nỗ lực học tập, làm theo tư tưởng, trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh với các nước lớn, cân bằng mối quan hệ, coi trọng và ứng xử khôn khéo với các nước lớn. Bác đã xác định, nước lớn đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị thế giới, đời sống và xã hội hiện nay phụ thuộc trước hết vào những trung tâm công nghiệp lớn mạnh, nên hòa bình thế giới thực hiện được hay không là do nước lớn. Thực tế đã chứng minh, quốc gia nào biết cân bằng mối quan hệ với các nước lớn mới tồn tại và phát triển ổn định.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói sẵn sàng “trải thảm đỏ” hay “nối nhịp cầu vàng” cho quân Mỹ rút về nước. Ngày nay, chúng ta đã và đang “trải thảm đỏ”, “nối nhịp cầu vàng” mời chào các nhà đầu tư Hoa Kỳ đến kinh doanh tại Việt Nam và chúng ta đã gặt hái được thành quả là quan hệ giữa 2 nước càng ngày càng tốt đẹp, đặc biệt là quan hệ kinh tế. Hiện Hoa Kỳ là một trong những đối tác đầu tư hàng đầu của Việt Nam, hầu hết các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đều đã hiện diện và đầu tư, kinh doanh có hiệu quả tại Việt Nam, ngược lại, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầu tư tại thị trường Hoa Kỳ.
Sau một năm trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện, mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển thế nào, thưa ông?
Trong hợp tác Đối tác Chiến lược toàn diện, 2 bên đặt ra rất nhiều trụ cột hợp tác về chính trị - ngoại giao; kinh tế - thương mại - đầu tư; khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; giáo dục - đào tạo... Trong đó, về chính trị, ngoại giao, 2 bên cần tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ và sẽ thúc đẩy trao đổi đoàn, tiếp xúc thường xuyên ở tất cả các cấp nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng và củng cố lòng tin chính trị.
Các chuyến viếng thăm lẫn nhau ở các cấp độ trong một năm qua, đặc biệt là các cuộc tiếp xúc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với giới chức, doanh nghiệp, nhà khoa học, chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ nhân sự kiện tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khẳng định mối quan hệ 2 nước đang tiếp tục phát triển tốt đẹp.
Về hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư, 2 bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi và mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa, dịch vụ của mỗi nước, hỗ trợ chính sách thương mại, kinh tế và các biện pháp theo quy định để đạt được mục tiêu trên. Kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước tăng trưởng liên tục ở 2 con số mỗi năm và Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm nay, thương mại 2 chiều tiếp tục đạt kết quả tốt. Điều đó góp phần khẳng định mối quan hệ giữa 2 nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới sau một năm trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện.
-
Kiến nghị điều chỉnh giá nhà ở xã hội -
GDP 9 tháng năm 2024 tăng 6,82 -
Phó chủ tịch Quốc hội: "Cái gì cũng phải xin, doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh" -
Thủ tướng chỉ quyết định nhân sự doanh nghiệp nhà nước then chốt -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật kịch bản tăng trưởng 2024, quý IV phấn đấu đạt 7,6-8% -
Thủ tướng: Nhiệm vụ cho tháng 10 và quý IV/2024 còn rất nặng nề -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Kinh tế tăng trưởng cao, kể cả ở một số địa phương chịu ảnh hưởng bão Yagi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/10 -
2 Bắt đầu thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam -
3 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: Hướng tới quy mô GDP Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới -
4 Bão Yagi để lại "vết hằn" trong GDP quý III/2024 -
5 Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mở cửa cho doanh nghiệp cơ khí Việt
- Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024