-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời
Không để gia đình nào thiếu đói
Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình vào tối 15/10. Báo cáo Phó Thủ tướng, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cho biết, do tình hình mưa lũ, trên địa bàn tỉnh đã có 9 người chết, 10 người mất tích và 7 người bị thương, gần 57.000 ngôi nhà bị ngập trong nước lũ, 5 tàu vận tải biển đứt neo trôi ra biển, 2 chiếc chìm, một chiếc mắc cạn tại phao số 0, 6 thuyền viên được cứu, 5 người còn mất tích.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng thăm hỏi, động viên ngư dân ở Khu neo đậu tàu thuyền cảng Gianh vào tối 15/10. |
Trước thiệt hại nặng nề do tình hình mưa lũ xảy ra, tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ cứu đói 5.000 tấn gạo, 250 tỷ đồng (trước mắt hỗ trợ khẩn cấp 2.000 tấn gạo và hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng) để sớm khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra giống các loại cây trồng, thuốc xử lý môi trường và nước sinh hoạt và các vật tư thiết bị khác, phòng dịch bệnh vật nuôi, cây trồng … Hỗ trợ tỉnh các phương tiện tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Hỗ trợ tỉnh khắc phục, sửa chữa các công trình hạ tầng thiết yếu, các công trình giao thông bị thiệt hại do lũ gây ra….
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, đây là đợt mưa lũ lớn và có nhiều yếu tố bất ngờ gây ra thiệt hại nặng nề trên địa bàn, nhưng với sự chỉ đạo, lãnh đạo, vào cuộc kịp thời, góp phần hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.
Phó Thủ tướng Chính phủ kiểm tra một số đoạn Quốc lộ 1 bị ngập ở xã Lộc Ninh, TP Đồng Hới. |
Phó Thủ tướng yêu cầu Quảng Bình tiếp tục huy động lực lượng tại chỗ để tìm kiếm người mất tích, tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ kịp thời người bị thương, gia đình những người bị thiệt mạng. Sử dụng mọi biện pháp cứu trợ các gia đình bị khó khăn do mưa lũ, không để gia đình, cá nhân nào thiếu đói, tập trung hỗ trợ sửa chữa nhà cửa cho các hộ gia đình bị hư hỏng nặng để bà con nhanh chóng ổn định cuộc sống. Chú trọng khôi phục sản xuất sau mưa lũ; sửa chữa hạ tầng, điện và các tuyến giao thông huyết mạch, bảo đảm lưu thông an toàn trong thời gian sớm nhất.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh cần làm tốt công tác hỗ trợ đối với các hành khách bị mắc kẹt trên tuyến đường sắt; bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người dân trong quá trình lưu thông tại những vùng nguy hiểm; ngay sau khi lũ rút, tập trung khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, vệ sinh trường học, bệnh viện. Ngành Y tế tập trung bảo đảm nước sạch cho người dân, xử lý hiệu quả vấn đề vệ sinh môi trường nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng dịch bệnh sau mưa lũ. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường vệ sinh thú y, ngăn ngừa dịch bệnh, kiểm tra an toàn các hồ đập, kịp thời khắc phục các sự cố và có phương án xử lý. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tập trung phương tiện để cứu hộ cứu nạn. Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với địa phương nhằm khắc phục nhanh hiệu quả, giúp Nhân dân sớm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất...
Song song với các giải pháp khắc phục hậu quả, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý tỉnh cần theo dõi sát diễn biến của cơn bão số 7, có các phương án kịp thời ứng phó. Với những diễn biến phức tạp của thời tiết, Quảng Bình không được chủ quan, đặc biệt cần tuyệt đối ngăn tàu thuyền ra khơi cho đến khi bão tan; đồng thời chủ động với phương châm 4 tại chỗ để ứng phó kịp thời với mọi tình huống có thể xảy ra.
Trước những kiến nghị của tỉnh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các Bộ, ngành tăng cường phối hợp công tác cứu hộ cứu nạn; cấp gạo cứu đói cho người dân; nghiên cứu và chủ động có phương án sửa chữa kịp thời đối với những tuyến đường bị hư hỏng nặng; thống kê cụ thể, chính xác các hạng mục cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, sau mưa lũ, trình Chính phủ xem xét, hỗ trợ; tập trung rà soát để có kế hoạch di dời dân khẩn cấp, nhất là những khu vực bị lũ quét và sạt lở đất...
Lên phương án chống bão số 7
Cũng trong sáng ngày 16/10 Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Công điện số 25/CĐ-UBND gửi các Sở, Ban, ngành, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh…Với nội dung như sau: Hiện nay lũ trên các sông ở tỉnh Quảng Bình đang xuống chậm. Một số điểm ngập lụt nước đang xuống. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão đang đi vào biển Đông, tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp, lũ trên các sông có thể lên trở lại.
Quảng Bình đối diện nguy cơ lũ chồng lũ. |
Để chủ động khắc phục hậu quả mưa lũ và phòng, chống lũ, lụt trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương thực hiện việc đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn trên các tuyến đường trong mùa mưa lũ. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo cấp báo động, đảm bảo an toàn cho người dân, chủ động triển khai phương án khắc phục hậu quả mưa lũ.
Một nhà dân bên QL1A tại xã Thanh Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ ngập trong biển nước. |
UBND các huyện, thành phố, thị xã phải kiên quyết sơ tán các hộ dân sinh sống tại các vùng nguy hiểm có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Sở Công Thương, Sở Y tế; UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ huy động mọi phương tiện, lực lượng, bằng mọi biện pháp tiếp cận những khi dân cư bị ngập sâu, chia cắt; tổ chức cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho nhân dân, nhất là những người dân chưa kịp sơ tán tại các khu vực bị ngập sâu, không để người dân bị đói, khát; tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại, hỗ trợ cứu chữa người bị thương, mai táng chu đáo cho người bị thiệt mạng; bố trí chỗ tạm cho các hộ bị mất nhà cửa.
Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử cán về cơ sở để hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân dọn vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, bảo đảm an toàn nước sinh hoạt cho nhân dân, không để dịch bệnh xảy ra; Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế theo chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo dọn vệ sinh các trường học, các cơ sở y tế bị ngập lụt để đảm bảo việc học tập cho học sinh, khám chữa bệnh cho nhân dân; yêu cầu học sinh không đến các nơi có nguồn nước nguy hiểm, không qua các ngầm tràn, khu vực bị ngập sâu. Tuyệt đối không tiếp tục để học sinh chết do đuối nước. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra các cơ sở nuôi trồng thủy sản, các cơ sở chăn nuôi để có biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn người dân các biện pháp kỹ thuật nuôi sau mưa lũ, môi trường nuôi thay đổi, đảm bảo an toàn, không để dịch bệnh xảy ra. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình mưa lũ, thiệt hại, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để nắm thông tin, chỉ đạo kịp thời.
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
-
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025