
-
Đề xuất mở rộng 30 km cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh theo phương thức PPP
-
Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục: Thị trường rộng mở, nhưng không dễ dàng
-
Bước đà thuận lợi cho nền kinh tế
-
Giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang
-
Việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội -
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Động lực từ THACO
Nói đến công nghiệp hỗ trợ, Quảng Nam tạo dấu ấn lớn đối với 2 lĩnh vực công nghiệp sản xuất chi tiết linh kiện, thiết bị máy móc và nguyên liệu phục vụ sản xuất ô tô và ngành công nghiệp dệt may.
Theo quy hoạch của UBND tỉnh Quảng Nam, Khu kinh tế mở Chu Lai với 5 khu công nghiệp tập trung là nơi được định hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp linh kiện, phục vụ sản xuất ô tô và phụ trợ dệt may.
![]() |
Ô tô sản xuất tại Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải (Quảng Nam) |
Có thể nói, hiện nay, Khu công nghiệp cơ khí ô tô Trường Hải (huyện Núi Thành) là “trái tim” của Khu kinh tế mở Chu Lai. Khu công nghiệp này có tổng diện tích 500 ha, bao gồm Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải, Khu cảng Tam Hiệp - Trường Hải và hậu cần cảng. Hiện nay, toàn Khu công nghiệp đã có trên 300 ha được đầu tư xây dựng.
Với những chính sách ưu đãi vượt trội áp dụng cho Khu kinh tế mở Chu Lai, cùng với quá trình đầu tư dài hạn, bài bản, Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải đã và đang trở thành trung tâm lớn nhất cho ngành cơ khí ô tô của cả nước. Tính đến nay, toàn Khu công nghiệp đã có 23 công ty, nhà máy, bao gồm 4 nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, 1 công ty xe chuyên dụng SMT của Hàn Quốc, 8 nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng, trong đó có nhà máy gia công cơ khí và mỗi năm phát triển thêm 2 - 3 nhà máy sản xuất linh kiện nội địa hóa.
Với việc từng bước giảm phụ thuộc vào nhập khẩu linh kiện, thay vào đó tự sản xuất, THACO Trường Hải đang trở thành đầu tàu trong việc phát triển các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ tại Khu kinh tế mở Chu Lai. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong thời gian tới, công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô sẽ trở thành “thỏi nam châm” thu hút nhiều nhà đầu tư vào những hạng mục liên quan đến ngành này, mà Thaco Trường Hải chính là đầu mối tại Khu kinh tế mở Chu Lai.
Đất lành với nhà đầu tư dệt may
Thời gian qua, khu vực miền Trung trở thành nơi đổ bộ của nhiều nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực dệt may. Với những lợi thế chuyên biệt về quỹ đất, giá thuê đất rẻ, hạ tầng tốt, chính sách thông thoáng, Khu kinh tế mở Chu Lai, mà cụ thể là Khu công nghiệp Tam Thăng đang trở thành một trong những nơi tập trung nhiều dự án phụ trợ lĩnh vực dệt may nhất tại miền Trung.


Khu công nghiệp Tam Thăng có tổng diện tích quy hoạch 193 ha, thuộc xã Tam Thăng (TP. Tam Kỳ) và một phần diện tích thuộc xã Bình Nam (huyện Thăng Bình). Đây là một trong 5 khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai. Khu công nghiệp này được khởi công xây dựng vào tháng 3/2015, với số vốn 366 tỷ đồng, Công ty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Chu Lai làm chủ đầu tư.
Ngay khi khởi công, Hiệp hội Dệt may Hàn Quốc (với hơn 6.000 doanh nghiệp thành viên) đã quyết định chọn Khu công nghiệp Tam Thăng là nơi để đầu tư các dự án tham vọng của mình. Chỉ sau 4 tháng khởi công xây dựng, đến tháng 7/2015, Khu công nghiệp Tam Thăng đã đón nhận sự “mở hàng” của 2 dự án FDI lớn đến từ Hàn Quốc là Dự án Nhà máy dệt may Panko, do Tập đoàn Panko làm chủ đầu tư (tổng vốn 70 triệu USD ) và Dự án Nhà máy dệt, phụ liệu Ducksan Vina, do Công ty Duck San Enterprise làm chủ đầu tư (tổng vốn 10 triệu USD).
Theo Hiệp hội Dệt may Hàn Quốc, lợi thế nổi bật của Khu công nghiệp Tam Thăng là vị trí địa lý thuận lợi, khi cách tỉnh lỵ Quảng Nam 3 km, cách Quốc lộ 1A 2,5 km, cách Cảng Kỳ Hà 40 km, cách Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) 70 km, cách Sân bay quốc tế Chu Lai 35 km, cách Sân bay quốc tế Đà Nẵng 70 km. Đặc biệt, giá thuê đất tại Khu công nghiệp Tam Thăng có tính cạnh tranh cao, chỉ bằng 1/3 so với các khu công nghiệp ở địa phương khác.
Bên cạnh đó là ưu đãi về đầu tư. Nhà đầu tư khi thực hiện dự án tại đây được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm đầu, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo, với thuế suất 10% trong 15 năm đầu.
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, nhà đầu tư vào Khu công nghiệp Tam Thăng sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất của Chính phủ dành cho Khu kinh tế mở Chu Lai. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng cơ sở hạ tầng đồng bộ, các dịch vụ về điện, nước, bưu chính viễn thông được cung cấp đến hàng rào nhà máy. Quảng Nam là luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư.
-
Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư -
Giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang -
Việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội -
Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng -
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công -
Quảng Nam khẳng định đủ năng lực triển khai Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức PPP -
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển