-
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công -
Hưng Yên thu hút các dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao -
Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long -
TP.HCM: Hơn 3.000 dự án đầu tư công không vướng thủ tục nhưng giải ngân ì ạch -
Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM
Quảng Nam thống nhất chủ trương loại khỏi quy hoạch đối với 6 dự án thủy điện, gồm A Vương 4, Sông Bung 3, Đăk Di 4, A Banh, Chà Vàl và Đăk Pring 2. |
Thủy điện trở thành một lĩnh vực thu hút đầu tư của Quảng Nam trong thời gian qua, bởi địa phương này có điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án thủy điện. Hàng loạt dự án được xây dựng đã đưa Quảng Nam trở thành thủ phủ của thủy điện, đóng góp không nhỏ vào nguồn thu ngân sách.
Theo Sở Công thương tỉnh Quảng Nam, tỉnh đã quy hoạch 46 dự án thủy điện với tổng công suất 1.816 MW. Trong đó, 22 dự án đã vận hành, công suất 1.273 MW; 8 dự án đang xây dựng; 12 dự án đang chuẩn bị đầu tư và 4 dự án đang khảo sát xin chủ trương.
Theo đánh giá của ngành công thương Quảng Nam, các dự án thủy điện góp phần huy động được nguồn lực để đầu tư hạ tầng phục vụ người dân vùng dự án; đảm bảo nhu cầu cung ứng điện cho tỉnh Quảng Nam và cung cấp cho hệ thống điện quốc gia, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không ít dự án thủy điện ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.
Tại huyện Phước Sơn có 5 dự án thủy điện được triển khai, trong đó Thủy điện Đăk Mi 4 đã ngăn dòng chảy về sông Vu Gia, chuyển dòng về sông Thu Bồn. Ông Nguyễn Quảng, Phó chủ tịch huyện Phước Sơn cho rằng, việc đổi dòng chảy đã gây sạt lở, ảnh hưởng đến nhà dân và đất sản xuất.
Tại huyện Tây Giang có 5 dự án thủy điện, trong đó, Dự án A Vương 4 chỉ có công suất 10 MW, đang nghiên cứu đầu tư…
Tỉnh Quảng Nam hướng đến phát triển kinh tế bền vững, dựa trên các trụ cột chính là kinh tế, xã hội và môi trường. Thế nên, địa phương này phải đong đếm lại mặt lợi và hại của các dự án thủy điện.
Mới đây, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương loại khỏi quy hoạch đối với 6 dự án thủy điện, gồm A Vương 4, Sông Bung 3, Đăk Di 4, A Banh, Chà Vàl và Đăk Pring 2.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh thống nhất chủ trương là những dự án thủy điện đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư và đang thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng, đang triển khai thi công thì được tiếp tục thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng. Yêu cầu chủ đầu tư dự án thủy điện A Vương 5 và Sông Bung 3A thực hiện các cam kết; trường hợp không đảm bảo điều kiện, yêu cầu đầu tư, thì tham mưu cấp có thẩm quyền thu hồi dự án, loại khỏi quy hoạch theo quy định.
Trong số 6 dự án thủy điện trên, thì đến nay, có 4 dự án, gồm A Vương 4, A Banh (huyện Tây Giang), Sông Bung 3 (huyện Nam Giang), Đắc Di 4 (huyện Nam Trà My) chưa được cấp có thẩm quyền ra quyết định chủ trương đầu tư. Các dự án này đều tác động đến rừng sản xuất và rừng phòng hộ.
Không chỉ tác động đến môi trường, nhiều chủ đầu tư còn “treo” hoặc chậm hoàn thành các dự án thủy điện, khiến người dân vùng dự án rất bức xúc. Đơn cử, Dự án Thủy điện Tr’hy (huyện Tây Giang) do Công ty cổ phần Tài chính và Phát triển năng lượng làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Quảng Nam cấp phép xây dựng năm 2007 và năm 2008, với tổng diện tích đất trong vùng dự án là hơn 1,3 triệu m2. Chủ đầu tư cam kết hoàn thành Dự án vào năm 2012, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Theo Sở Công thương Quảng Nam, 6 dự án thủy điện nhỏ mà Ban Cán sự đảng UBND tỉnh thống nhất chủ trương đưa ra khỏi quy hoạch có công suất hơn 56 MW. Các dự án thủy điện này, hiện có nhóm đang thi công xây dựng; nhóm khác đã cấp chủ trương đầu tư, nhưng kéo dài thi công; có nhóm chưa có quyết định chủ trương đầu tư. Trên các cơ sở đánh giá, các dự án A Vương 4, A Banh, Sông Bung 3, Đắc Di 4 chắc chắn sẽ bị loại khỏi quy hoạch. Hai dự án khác là Chà Vàl và Đắc Pring 2, thì Sở Công thương Quảng Nam sẽ thanh tra, kiểm tra để thu hồi theo quy định của pháp luật vì đã chậm tiến độ thi công kéo dài.
Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Nam, ông Đặng Bá Dự cho biết, các dự án này sẽ được Hội đồng Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trong thời gian tới. “Không thể để quy hoạch thủy điện treo mãi. Quan điểm là sau rà soát, nhiều dự án có công suất nhỏ, xây dựng chậm, gia hạn nhiều lần, ảnh hưởng đến đất rừng, gây bức xúc dư luận, thì trình Hội đồng Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định”, ông Dự thông tin.
Chủ tịch tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh từng khẳng định: “Tỉnh sẽ không phát triển thêm các dự án thủy điện, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”. Việc cân nhắc loại 6 dự án thủy điện là bước đi thể hiện mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Quảng Nam.
-
Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long -
TP.HCM: Hơn 3.000 dự án đầu tư công không vướng thủ tục nhưng giải ngân ì ạch -
Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM -
Quảng Bình mời gọi đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới mở rộng -
Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính -
An Giang xúc tiến đầu tư tại TP.HCM
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị