
-
Những hình ảnh, tư liệu quý của ngành ngân hàng ra mắt người dân TP.HCM
-
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO
-
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
-
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68%
-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới -
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu
![]() |
Ông Dương Quyết Thắng, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội phát biểu tại Hội nghị. |
Tại Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam, ông Nguyễn Văn Lượng ở thôn 2, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam chia sẻ, cách đây 10 năm, gia đình ông được vay 25 triệu đồng từ ngân hàng này để đầu tư trồng cây sâm Ngọc Linh. Qua nhiều năm tích lũy, gia đình ông đã trả hết nợ cho Ngân hàng, thoát nghèo và con em được đi học.
Trước thực tế nhiều người dân ở trong thôn thiếu gạo vào những ngày giáp hạt, năm 2016, ông Lượng đã cùng với cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và cán bộ Hội Cựu chiến binh xã đến tận thôn, nóc để họp dân, tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi. Sau đó, các hộ dân đã thống nhất thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Được bà con tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng, ông Lượng tiếp tục vay 50 triệu đồng để vừa mở rộng đầu tư, vừa tuyên truyền khuyến khích bà con cùng vay vốn trồng sâm và thành lập nhóm hộ trồng sâm. Nhờ cây sâm, các hộ dân trong tổ đã thoát nghèo bền vững, có tích lũy để mở rộng sản xuất, trồng cây.
Đây không phải trường hợp cá biệt, nhờ triển khai Chỉ thị 40-CT/TW, nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đạt được kết quả giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Chẳng hạn, tại huyện Đông Giang, trong 5 năm qua, vốn chính sách giúp gần 7.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn huyện được vay vốn, xây dựng 257 ngôi nhà cho hộ nghèo và hộ chính sách, xây dựng 252 công trình nước sạch và 206 công trình vệ sinh, tạo điều kiện cho 44 sinh viên có điều kiện tiếp tục học tập...
Một nội dung quan trọng của Chỉ thị số 40-CT/TW là chuyển vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Trong 5 năm qua, kể từ khi ban hành Chỉ thị, UBND cấp tỉnh, cấp huyện đã bổ sung nguồn vốn từ ngân sách ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay số tiền 163 tỷ đồng, bình quân mỗi năm bổ sung gần 33 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với trước khi có Chỉ thị. Tổng nguồn vốn ủy thác của địa phương sang Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam đến ngày 30/6/2019 đạt 238 tỷ đồng.
Trên toàn tỉnh Quảng Nam, sau 5 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW, đã có 193.207 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, hơn 54.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; tạo điều kiện cho 21.928 học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; tạo việc làm cho 11.948 lao động từ Quỹ Quốc gia về việc làm; 284 lao động tham gia xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; xây dựng, cải tạo 90.191 công trình nước sạch vệ sinh; xây dựng 2.851 ngôi nhà ở cho hộ nghèo và đối tượng chính sách...
Đặc biệt, vốn tín dụng chính sách đã góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 12,1% năm 2014 xuống 7,57% tại thời điểm ngày 30/6/2019, trong khi tỷ lệ hộ cận nghèo từ 9,15% xuống 3,32%, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua.
Tỉnh Quảng Nam đã và đang triển khai thực hiện 17 chương trình tín dụng chính sách, với tổng dư nợ đạt 4.483 tỷ đồng, trên 133.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh đã giảm từ 0,3% (cuối năm 2014) xuống còn 0,14% tổng dư nợ tại thời điểm ngày 30/6/2019, trong đó nợ quá hạn chỉ chiếm 0,05%.
Tại Hội nghị, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Dương Quyết Thắng đã đề nghị tỉnh Quảng Nam quan tâm hơn nữa đến nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, nhằm tăng cường nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Đồng thời, phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới -
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu -
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng -
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng -
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort