-
Xử lý 4.257 vụ hàng lậu, hàng giả trong 1 tháng, thu nộp ngân sách 38 tỷ -
Bắt khẩn cấp nhóm đối tượng hack 1.000 tài khoản facebook, chiếm đoạt 10 tỷ đồng -
Đề nghị xử lý tin đồn lãnh đạo chi nhánh PGBank Phú Thụy vỡ nợ, bị bắt -
Đề xuất của Công ty 6666 tại mỏ vàng Bồng Miêu là “không thể chấp nhận được” -
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam
Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa thay mặt UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành, các địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản, trong đó có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn; thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật và giấy phép hoạt động khoáng sản được cấp.
Trong quá trình thẩm định hồ sơ, tham mưu giải quyết việc cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác khoáng sản phải đặc biệt lưu ý đánh giá thật kỹ, đầy đủ các tác động đến môi trường, dân cư sinh sống trong vùng, tác động đến xói lở bờ sông và dòng chảy của sông…
Sau khi cấp phép phải thường xuyên giám sát, quản lý chặt chẽ, Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành, các địa phương liên quan yêu cầu các đơn vị chủ mỏ chấp thành thực hiện đúng quy định, đảm bảo an toàn và môi trường.
Trường hợp có nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc gây sạt lở bờ sông, đất canh tác thì phải dừng ngay hoạt động khai thác khoáng sản, yêu cầu doanh nghiệp khai thác khoáng sản báo cáo các cơ quan chức năng để kiểm tra, chỉ đạo xử lý theo đúng quy định.
Cục Thuế tỉnh và các ngành, các địa phương liên quan chỉ đạo các bộ phận chức năng tăng cường công tác kiểm tra, có biện pháp hữu hiệu để quản lý, giám sát chặt chẽ sản lượng khoáng sản khai thác, kê khai nộp nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như khai thác vượt công suất giấy phép, khai thác ngoài vị trí mỏ được cấp phép; khai báo, kê khai sản lượng khoáng sản khai thác không đúng thực tế…, không để thất thoát ngân sách nhà nước.
“Trường hợp việc quản lý, giám sát sản lượng khoáng sản khai thác, kê khai của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành có tồn tại, vướng mắc, các ngành, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tham mưu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp”, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu.
Những yêu cầu trên của UBND tỉnh Quảng Nam nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 6396/VPCP-CN ngày 19/8/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc phân loại vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản khác; qua kiểm tra thực tế và phản ánh của các cơ quan thông tấn, báo chí.
Huyện Đại Lộc chưa phản hồi thông tin với báo chí
Liên quan đến hoạt động khai thác khoảng sản tại Quảng Nam, Báo Đầu tư đã có nhiều tin, bài điều tra và phản ánh. Đặc biệt, sau khi Báo Đầu tư đăng tải bài viết: “Biến trạm cân, camera thành vật trang trí”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo UBND huyện Đại Lộc chỉ đạo các Phòng chức năng phối hợp với Chi cục Thuế huyện Đại Lộc tổ chức kiểm tra, làm rõ thông tin Báo Đầu tư nêu và việc thực hiện mua, bán khoáng sản, kê khai thuế của Công ty cổ phần Trường Lợi tại mỏ cát thôn Ngọc Kinh Đông, xã Đại Hồng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý về UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 10/7/2023.
Sau ngày 10/7/2023, phóng viên Báo Đầu tư liên tục liên lạc với ông Lê Văn Quang, Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc để hỏi về kết quả kiểm tra, nhưng ông Quang không nghe máy.
Loạt câu hỏi mà về công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn, phóng viên để lại tại Văn phòng UBND huyện Đại Lộc theo đề nghị của ông Quang từ ngày 14/6/2023 đến nay cũng không được trả lời.
Ông Nguyễn Viết Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Đại Lộc cũng chưa phản hồi khi phóng viên Báo Đầu tư hỏi biên bản kiểm tra mỏ cát thôn Ngọc Kinh Đông, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc.
Đến ngày 26/7, ông Nguyễn Như Công, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam xác nhận, UBND tỉnh vẫn chưa nhận được văn bản báo cáo kiểm tra của UBND huyện Đại Lộc theo Công văn số 4244/UBND-KTN của UBND tỉnh Quảng Nam.
Lúc này, phóng viên tiếp tục liên hệ với ông Lê Văn Quang, Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc. Ông Quang đề nghị phóng viên lên UBND huyện Đại Lộc để làm việc với ông Huỳnh Hưng Quang, Chánh Văn phòng HĐND - UBND huyện Đại Lộc vào sáng ngày 27/7.
Tuy nhiên, sáng ngày 27/7/2023, phóng viên có mặt tại UBND huyện Đại Lộc để làm việc thì được bảo vệ UBND huyện cho biết, ông Hưng Quang đi họp.
Phóng viên liên hệ qua điện thoại thì ông Quang cho biết đang đi họp và đề nghị phóng viên liên hệ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện vì vấn đề này ông chưa nghe Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo. Phóng viên liên hệ Võ Ngọc Tốt, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Lộc, ông Tốt cho biết đang đi kiểm tra các mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện. “Về mỏ cát thôn Ngọc Kinh Đông, đơn vị đã làm và trình rồi, còn các mỏ khác đang làm”, ông Tốt cho biết.
Đến 11h ngày 27/7/2023, phóng viên liên hệ lại với ông Lê Văn Quang, Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, nhưng ông Quang không bắt máy. Phóng viên liên hệ lại với ông Huỳnh Hưng Quang để đặt lịch làm việc, nhưng ông Hưng Quang cũng không phản hồi.
Đáng chú ý, trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh Văn phòng HĐND - UBND huyện Đại Lộc (từ ngày 1/3/2023), ông Huỳnh Hưng Quang là Bí thư Đảng ủy xã Đại Hồng (nơi mỏ cát thôn Ngọc Kinh Đông của Công ty cổ phần Trường Lợi bị UBND tỉnh yêu cầu kiểm tra, làm rõ theo bài điều tra của Báo Đầu tư tại Công văn số 4244/UBND-KTN ngày 3/7/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam).
Mới đây nhất, ngày 4/9/2023, ông Nguyễn Như Công, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết sẽ chuyển câu hỏi đề nghị trả lời về vụ việc trên của phóng viên đến Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Đại Lộc để cung cấp thông tin cho Báo Đầu tư.
Tuy nhiên, đến ngày 18/9/2023, chúng tôi nhận được câu trả lời là "đang đôn đốc các sở, địa phương trả lời" mà vẫn chưa được cung cấp các thông tin cụ thể về vụ việc.
-
Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam khiến EVN thiệt hại 717 tỷ đồng -
Đề nghị xử lý tin đồn lãnh đạo chi nhánh PGBank Phú Thụy vỡ nợ, bị bắt -
Điện mặt trời Lộc Ninh 3: Xây dựng trái phép vẫn được “cho qua” -
Đề xuất của Công ty 6666 tại mỏ vàng Bồng Miêu là “không thể chấp nhận được” -
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
EVN thiệt hại gần 210 tỷ đồng tại Điện mặt trời Lộc Ninh 3 -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024