
-
Siêu dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Phân vai trách nhiệm cụ thể
-
Long An tổ chức đoàn công tác xúc tiến hợp tác, đầu tư tại Nhật Bản
-
Giải quyết dứt điểm tồn tại phát sinh tại dự án cao tốc Vũng Áng-Bùng
-
Khánh thành nhà máy 1,3 tỷ USD tại Bình Dương; Khởi công Trung tâm Logistics 1.500 tỷ đồng
-
Đầu tư 1.199 tỷ đồng hoàn thiện hầm Núi Vung trên cao tốc Bắc - Nam -
Kiến nghị đổi mới cơ chế để thu hút tư nhân đầu tư vào hạ tầng TP.HCM
![]() |
Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E là mắt xích quan trọng trong kết nối vùng Đông - Tây của Quảng Nam |
Những gam màu trái ngược
Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 xác định, phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội là đầu tư, phát triển theo mô hình cấu trúc không gian “hai vùng, hai cụm động lực, ba hành lang phát triển”, phát huy tiềm năng và lợi thế địa kinh tế - văn hóa - chính trị để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong đó, Quảng Nam đã và đang đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, đồng bộ, đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng giao thông chiến lược như giao thông liên vùng Đông - Tây, cảng biển, cảng hàng không…
Một trong những điểm nhấn về hạ tầng giao thông kết nối ở Quảng Nam là đưa đường ven biển vào sử dụng, kết nối từ Đà Nẵng vào đến Cảng hàng không quốc tế Chu Lai, tạo trục phát triển vùng Đông của Quảng Nam nói riêng và mắt xích quan trọng trong toàn tuyến đường bộ ven biển quốc gia nói chung.
Từ khi tuyến đường ven biển Quảng Nam đưa vào sử dụng đã tạo ra “cú hích” mạnh mẽ trong phát triển kinh tế vùng Đông. Minh chứng là hàng chục dự án về du lịch, dịch vụ được cấp phép xây dựng, hàng tỷ USD được đầu tư vào khu vực này, đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho Quảng Nam. Vùng Đông là khu vực đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng của tỉnh.
Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, tuyến đường ven biển có vị trí quan trọng, trở thành động lực phát triển kinh tế phía Đông của địa phương.
Tuy nhiên, vùng Tây của Quảng Nam, với những huyện miền núi, nơi sở hữu nhiều dư địa phát triển về nông nghiệp, dược liệu và du lịch sinh thái lại đang gặp nhiều khó khăn. Nút thắt lớn nhất cho vùng này là hạ tầng giao thông còn yếu, nhiều điểm nghẽn. Vì vậy, kết nối đồng bộ hạ tầng vùng Đông và Tây là nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương đang tập trung thực hiện.
Quảng Nam được Bộ Giao thông - Vận tải đầu tư Dự án Quốc lộ 14E. Tỉnh đang quyết liệt giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao để dự án hoàn thành đúng tiến độ.
Bên cạnh đó, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm như Dự án đường ven biển giai đoạn II, Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam...
Được biết, Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam có tổng mức đầu tư hơn 768 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư. Dự án khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ tăng cường kết nối, thúc đẩy giao thương hàng hóa khu vực đồng bằng và miền núi, vận chuyển các sản phẩm nông, lâm nghiệp phục vụ cho các nhà máy trong Khu kinh tế mở Chu Lai, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Tây Nguyên đến các tỉnh duyên hải miền Trung và ngược lại.
Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Quảng Nam - chủ đầu tư cho hay, đơn vị đang yêu cầu các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án đường ven biển và Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, khó khăn lớn nhất là giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng. Tỉnh đã có nhiều chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc nhằm thúc đẩy tiến độ dự án.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Quảng Nam, hạ tầng của tỉnh, đặc biệt là giao thông trong những năm qua rất khởi sắc, có tương đối đầy đủ các loại hình, trong đó hệ thống trục giao thông Đông - Tây, trục Bắc - Nam tương đối hoàn thiện, so với quy hoạch thì đã hoàn thiện cơ bản.
Trong thời gian tới, tỉnh ưu tiên mở rộng và phát triển thêm các trục giao thông theo hướng vận tải hàng hóa có khối lượng lớn trên Hành lang kết nối Đông - Tây, gắn với các trục Bắc - Nam để hình thành mạng lưới giao thông trọng yếu liên kết vùng từ đồng bằng đến miền núi, kết nối thông suốt giữa Khu kinh tế mở Chu Lai với Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Nam Giang và khu vực Tây Nguyên.
![]() |
Đường ven biển Quảng Nam đưa vào sử dụng được xem là động lực phát triển vùng Đông của tỉnh |
Hoàn thiện hạ tầng chiến lược
Hiện nay, một số tuyến đường quan trọng trên địa bàn tỉnh xuống cấp, gây ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa. Trong đó Quốc lộ 14D hiện bị hư hỏng nghiêm trọng, nhưng chưa được sửa chữa, trở thành rào cản cho lưu thông hàng hóa.
Theo ông Lê Văn Dũng, tỉnh đang đề nghị Trung ương hỗ trợ đầu tư các tuyến giao thông hiện đang xuống cấp hoặc chưa kết nối, trong đó có tuyến Quốc lộ 14D với chiều dài 78 km, tổng mức đầu tư khái toán khoảng 2.800 tỷ đồng.
“Chính phủ đã đồng ý chủ trương nâng cấp mở rộng tuyến Quốc lộ 14D. Tuy nhiên, nguồn vốn chưa có, nên Quảng Nam đề nghị Trung ương hỗ trợ đầu tư tuyến đường này”, ông Dũng nói và chia sẻ thêm, đây là tuyến đường hành lang kinh tế Đông - Tây, kết nối đường Hồ Chí Minh với Cửa khẩu quốc tế Nam Giang (Quảng Nam), có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, cũng như cả Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam đang đề nghị Trung ương nghiên cứu đầu tư tuyến Quốc lộ 14G, đoạn từ Túy Loan (Đà Nẵng) lên thị trấn Prao của huyện Đông Giang và tuyến Quốc lộ 14B đoạn Túy Loan lên thị trấn Thạnh Mỹ của huyện Nam Giang.
Khi các tuyến quốc lộ này được đầu tư, sẽ tạo hành lang dọc Quốc lộ 14B và Quốc lộ 14E nối lên Quốc lộ 14D đến Cửa khẩu quốc tế Nam Giang. Tỉnh xác định, đây là trục giao lưu với vùng kinh tế Tây Nguyên và Nam Lào - Bắc Campuchia.
Ngoài việc phát triển hạ tầng đường bộ, Quảng Nam đang tập trung mời gọi các nhà đầu tư vào Cảng hàng không quốc tế Chu Lai. Đây là một cảng hàng không có không gian đầu tư rất lớn, trên 2.000 ha.
Ông Lê Văn Dũng cho hay, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương xã hội hóa để đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Chu Lai trở thành sân bay 4F và sân bay trung chuyển hàng hóa quốc tế lớn của cả nước. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Chính phủ, tạo cơ hội cho Quảng Nam phát triển. Đồng thời, tỉnh cũng đang kêu gọi đầu tư cảng biển Kỳ Hà nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển logistics của tỉnh trong tương lai.
Vừa qua, tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Mở rộng, nâng cấp bến cảng Chu Lai, thuộc khu bến cảng Tam Hiệp cho tàu 50.000 DWT, có diện tích sử dụng đất xây dựng bến cảng là 1,72 ha, với tổng vốn đầu tư gần 1.590 tỷ đồng. Dự án do Tập đoàn THILOGI làm chủ đầu tư.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, trong quy hoạch tỉnh được Chính phủ phê duyệt, khẳng định việc xây dựng hạ tầng đồng bộ là yếu tố mang tính quyết định trong việc phát triển tỉnh trong thời gian tới.
“Quảng Nam có hệ thống hạ tầng giao thông gần như đầy đủ, cả đường bộ, đường biển, đường hàng không. Từ quy hoạch tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt, cộng với hạ tầng giao thông đồng bộ với các hạ tầng kinh tế khác cho thấy, trong tương lai đây là điều kiện để Quảng Nam phát triển tốt về kinh tế. Đến năm 2030, Quảng Nam sẽ trở thành một tỉnh phát triển khá của cả nước. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được”, ông Lê Văn Dũng khẳng định.
-
Siêu dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Phân vai trách nhiệm cụ thể
-
Long An tổ chức đoàn công tác xúc tiến hợp tác, đầu tư tại Nhật Bản
-
Giải quyết dứt điểm tồn tại phát sinh tại dự án cao tốc Vũng Áng-Bùng
-
Khánh thành nhà máy 1,3 tỷ USD tại Bình Dương; Khởi công Trung tâm Logistics 1.500 tỷ đồng
-
Đầu tư 1.199 tỷ đồng hoàn thiện hầm Núi Vung trên cao tốc Bắc - Nam -
Kiến nghị đổi mới cơ chế để thu hút tư nhân đầu tư vào hạ tầng TP.HCM -
Điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 -
Đà Nẵng: Khánh thành trung tâm logistics hiện đại, tiên tiến nhất khu vực miền Trung -
Đà Nẵng có ưu thế vượt trội để trở thành trung tâm tài chính -
Sông Hàn, cực tăng trưởng mới cho Đà Nẵng -
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Động lực mới và cơ hội thu hút đầu tư
-
1 Đột phá nâng đời 1.144 km tuyến cao tốc Bắc - Nam
-
2 Kiến nghị làm rõ nhiều nội dung “siêu” dự án vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774,28 tỷ đồng
-
3 Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 4: Tổ đại bàng và cánh đồng cho ong mật
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
5 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến sân bay lớn nhất thế giới Đại Hưng
-
Ba loại mặt nạ chống khói phù hợp cho gia đình
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu