Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Quảng Ngãi chưa hài lòng với thứ bậc PCI năm 2018
Hà Minh - 26/04/2019 12:44
 
“Kết quả này phần nào chưa phản ánh đầy đủ những nỗ lực trong cải cách, quyết tâm chính trị của tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thực tiễn sinh động tại địa phương”- là chia sẻ của ông Trần Ngọc Căng tại Hội nghị phân tích, đánh giá kết quả PCI năm 2018 và giải pháp năm 2019 diễn ra sáng 26/4.

Theo công bố của VCCI, năm 2018, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Quảng Ngãi giảm 16 bậc so với năm 2017, xếp hạng 41/63 tỉnh, thành phố thuộc nhóm xếp hạng khá. Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi thì năm 2018, là năm thành công của tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển kinh tế- xã hội với hầu hết các chỉ tiêu kinh tế- xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra.  Kết quả này đã tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quản lý, điều hành, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, nhưng theo bảng xếp hạng PCI năm 2018 được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh đạt 62,40 điểm, giảm 0,76 điểm và giảm 16 bậc so với năm 2017, xếp hạng 41/63 tỉnh, thành phố thuộc nhóm xếp hạng khá. 

Ong Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ong Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi:

 

“Kết quả này phần nào chưa phản ánh đầy đủ những nỗ lực trong cải cách, quyết tâm chính trị của tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thực tiễn sinh động tại địa phương”- ông Trần Ngọc Căng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, cũng theo ông Căng, từ đây cũng cho thấy những cải cách, nỗ lực của tỉnh chưa được các doanh nghiệp tiếp cận đầy đủ; thực tế còn những rào cản, bất cập trong quản lý, điều hành, thực hiện công vụ, tạo lập môi trường thân thiện, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Đây cũng là một trong những lý do mà năm 2019, tỉnh Quảng Ngãi thực hiện chủ đề “Tiếp tục tinh gọn bộ máy, biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, ưu tiên phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội bức xúc”. 

Đồng quan điểm với ông Trần Ngọc Căng, bà Trần Thị Mỹ Ái, Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Phú Yên chia sẻ về kết quả điều tra PCI trên cả nước của VCCI. Theo bà Ái, năm 2018 so với năm 2017, cho thấy có một số thay đổi tích cực như chi phí không chính thức được giảm; tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý, an ninh trật tự và tính năng động, tiên phong của chính quyền tỉnh được cải thiện. Tuy nhiên, những lĩnh vực còn lại chưa có sự cải thiện, thậm chí còn giảm sút so với năm trước, đó là: tính minh bạch, đào tạo lao động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và gia nhập thị trường.

Đối với tỉnh Quảng Ngãi các chỉ số như: Chi phí thời gian, Cạnh tranh bình đẳng, Tiếp cận đất đai, Chi phí không chính thức, Tính năng động của chính quyền tỉnh đã có sự gia tăng về điểm số.

“Nguyên nhân chủ quan là do các ngành, các địa phương chưa quan tâm đúng mức thực hiện các giải pháp cải thiện chỉ số PCI và hiệu quả công tác hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nhà đầu tư chưa cao, thiếu đồng bộ”- bà Ái nhìn nhận.

Để cải thiện, theo Sở Kế hoạch-Đầu tư Quảng Ngãi, tỉnh cần tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo mục tiêu của các Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ. Đặc biệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở Báo cáo phân tích PCI của Quảng Ngãi năm 2019, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ khẩn trương tham mưu giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm đề xuất các giải pháp nhiệm vụ cụ thể để cải thiện các chỉ số thành phần, chú trọng các chỉ số có trọng số lớn, đồng thời gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc cải thiện các chỉ số thành phần và các chỉ số con của chỉ số thành phần.

Bà Trần Thị Mỹ Ái, Giám đốc Sở kế hoạch-Đầu tư tỉnh Quảng Ngã
Bà Trần Thị Mỹ Ái, Giám đốc Sở kế hoạch-Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi: "Các cấp, các ngành trong toàn tỉnh cần đánh giá lại công tác chỉ đạo, điều hành để xác định rõ những việc đã làm được, những việc còn hạn chế, yếu kém..."

“Việc đầu tiên là rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm Hành chính công các huyện Đức Phổ, Sơn Hà, thành phố Quảng Ngãi và Bộ phận một cửa các huyện để có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn và tác phong làm việc chuyên nghiệp hơn”.

Ngoài ra, theo bà Ái, các cấp, các ngành trong toàn tỉnh cần đánh giá lại công tác chỉ đạo, điều hành để xác định rõ những việc đã làm được, những việc còn hạn chế, yếu kém (cụ thể ở khâu nào, bộ phận nào, cán bộ nào trong cơ quan mình) và trách nhiệm của người đứng đầu; Chủ động rà soát, cắt giảm TTHC theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng đơn giản hóa; Thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai các TTHC (theo báo cáo PCI việc này làm chưa tốt, chưa đầy đủ ảnh hưởng đến chỉ số gia nhập thị trường; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước (chỉ số tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức); Tổ chức triển khai thiết lập đa dạng kênh thông tin để tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của NĐT, DN về kết quả thực hiện TTHC; đặc biệt là kênh tiếp nhận thông tin qua bộ chỉ số DDCI; Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động và tổ chức thường xuyên các phiên giao dịch việc làm, để DN, NĐT dễ dàng tiếp cận với người lao động.

các cấp, các ngành trong toàn tỉnh cần đánh giá lại công tác chỉ đạo, điều hành để xác định rõ những việc đã làm được, những việc còn hạn chế, yếu kém
Đường Quảng Ngãi: Sẵn sàng đón nhận ATIGA
Đường Quảng Ngãi đặt mục tiêu sẽ cung cấp từ 600.000 – 700.000 tấn đường/năm đến năm 2020, đáp ứng 1/3 nhu cầu tiêu thụ trong nước, góp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư