-
T&T Group khởi công cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội -
Nghệ An kêu gọi đầu tư dự án nhiệt điện khí 2,15 tỷ USD -
Đà Nẵng nâng công suất mỏ khoáng sản, giải cơn "khát” vật liệu cho dự án trọng điểm -
Trà Vinh - điểm sáng về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh -
Khu công nghiệp Hiệp Phước mất cơ hội thu hút đầu tư vì chậm ban hành giá thuê đất -
Quảng Nam làm rõ việc chồng lấn quy hoạch khoáng sản và quy hoạch vùng huyện
Trữ lượng cát của Quảng Ngãi chủ yếu tập trung ở sông Trà Khúc. |
Sau khi trúng đấu giá và hoàn thiện các thủ tục theo quy định, nhiều doanh nghiệp đã xin hủy kết quả đấu giá.
Đơn cử, Công ty TNHH Xây dựng Đồng Khánh có văn bản xin trả lại mỏ cát Trường Xuân - Thọ Lộc, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh cho tỉnh Quảng Ngãi sau khi trúng đấu giá.
Theo Công ty TNHH Xây dựng Đồng Khánh, nếu áp giá thuế tài nguyên năm 2023 là 150.000 đồng/m3 cát, thì tiền thuế tài nguyên mà doanh nghiệp phải đóng là 26,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, với mức giá thuế phải thực hiện theo quy định mới (năm 2024) là 230.000 đồng/m3 thì số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp trên 40,1 tỷ đồng, cao hơn 13,9 tỷ đồng, so với mức thuế phải đóng của năm 2023.
Công ty cổ phần phát triển đầu tư Hợp Nhất cũng xin hủy kết quả trúng đấu giá mỏ cát ở thôn Đông Mỹ, xã Nghĩa Hiệp (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) với diện tích khoảng 3,26ha; Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sao Việt xin hủy kết quả trúng đấu giá 2 mỏ cát, gồm mỏ cát khoảng 3,58ha ở thôn Mỹ Hòa, xã Nghĩa Mỹ (huyện Tư Nghĩa) và mỏ cát 5,9 ha tại thôn Thế Bình, xã Nghĩa Hiệp.
Có trường hợp doanh nghiệp trúng đấu giá và được phân kỳ nộp tiền thuế tài nguyên theo từng năm, cũng cho rằng việc nộp thuế theo quy định mới năm 2024 (230.000 đồng/m3), là quá cao nên đề nghị xin nộp theo mức giá cũ của năm 2023 (150.000 đồng/m3).
Một số doanh nghiệp cho rằng mức thuế tài nguyên áp dụng năm 2024 cao hơn so với năm 2023 sẽ làm đội giá cát ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân. |
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển khoáng sản Quảng Ngãi, chủ mỏ cát Tịnh An - Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi, cho biết, theo phân kỳ thì doanh nghiệp đóng lần đầu (2023) 50 tỷ đồng; 4 lần còn lại vào các năm tiếp theo (2024, 2025, 2026 và 2027), tiền thuế tài nguyên phải đóng hơn 15,9 tỷ đồng/năm. Và với mức thuế tài nguyên áp dụng theo quy định mới năm 2024, số tiền mà doanh nghiệp phải đóng là hơn 24,5 tỷ đồng, tăng lên hơn 8,5 tỷ đồng so với năm 2023 là quá cao.
Việc tăng giá này làm thay đổi bài toán đầu tư của doanh nghiệp và sẽ làm đội giá cát trong thị trường khiến các doanh nghiệp xây dựng và người dân bị ảnh hưởng.
Liên quan đến vấn đề này, quyền Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Đức Trung chia sẻ, việc tính thuế đối với cát nói riêng và tài nguyên khoáng sản khác, như đất, đá… nói chung trên địa bàn tỉnh, phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể, những mỏ cát đấu giá thành, doanh nghiệp chủ sở hữu (đấu giá trúng) đã hoàn thành thủ tục và thực hiện nộp tiền thuế tài nguyên tại thời điểm năm nào, thì sẽ áp dụng quy định mức tính thuế mới nhất, của thời điểm năm đó.
Ông Trung giải thích thêm, nếu thời điểm mà chủ mỏ cát thực hiện nộp thuế là năm 2023, thì mức thuế tài nguyên cát phải thực hiện theo quy định năm 2023. Nếu nộp vào năm 2024, thì thực hiện theo quy định tính thuế của năm 2024.
Liên quan đến các doanh nghiệp xin hủy kết quả đấu thầu, kiến nghị xin thực hiện theo giá tính thuế tài nguyên năm 2023, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn cũng đã có chỉ đạo các đơn vị tháo gỡ.
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi không chấp nhận yêu cầu các doanh nghiệp kiến nghị xin thực hiện theo giá tính thuế tài nguyên năm 2023, mà phải thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ tài chính như Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi đã thông báo.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho hay, đối với các doanh nghiệp xin hủy kết quả đấu giá, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép về mặt chủ trương, nhưng chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi chủ trì thực hiện đúng quy định. Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi nghiên cứu giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng doanh nghiệp đấu giá xong thì xin hủy kết quả, gây nguy cơ mất cân đối cung, cầu về vật liệu xây dựng trên địa bàn.
-
Trà Vinh - điểm sáng về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh -
Khu công nghiệp Hiệp Phước mất cơ hội thu hút đầu tư vì chậm ban hành giá thuê đất -
Quảng Nam làm rõ việc chồng lấn quy hoạch khoáng sản và quy hoạch vùng huyện -
FDI Nhật Bản hướng tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt -
Bình Định: Công ty Minh Dư xin chấm dứt dự án chăn nuôi công nghệ cao 537 tỷ đồng -
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc: Việt Nam giữ nguyên sức hút -
Duyệt mặt bằng trung tâm thương mại 20 triệu USD; Đề xuất Trung ương chi 39.827 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế