Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Quảng Ninh công bố DDCI 2016
Khánh An - 23/01/2017 10:15
 
Sáng nay, 23/1, Quảng Ninh công bố Bảng xếp hạng Chỉ số Đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương năm 2016. Có nhiều câu chuyện có thể bàn về các chỉ số này.
.
Lễ công bố Bảng xếp hạng Chỉ số Đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương năm 2016 của tỉnh Quảng Ninh

Gương mặt top đầu của DDCI Quảng Ninh

Ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh thừa nhận, các chỉ số khi công bố có thể chưa làm hài lòng một số sở ngành, địa phương, nhưng đó là đánh giá của doanh nghiệp mà các cơ quan sẽ phải phải nghiêm túc đánh giá.

“Nếu chỉ còn 1 công chức mà người dân phàn nàn thì môi trường đầu tư của tỉnh sẽ bị ảnh hưởng, tác động đến cả những cam kết của chính quyền với địa phương với giới đầu tư – kinh doanh”, ông Long nói.

Điều này thể hiện khá rõ ngay trong Top 3 Bảng xếp hạng DDCI 2016 thuộc về Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Công thương.

Cục Thuế với tổng điểm 81,77%, đứng đầu các chỉ số thành phần gồm “tính minh bạch và tiếp cận thông tin”, “tính năng động của lãnh đạo”, “hỗ trợ doanh nghiệp”, và vai trò của người đứng đầu sở, banh, ngành và chính quyền địa phương”. Điểm yếu của đơn vị này là “Chi phí không chính thức”, đứng 11/15 đơn vị.

Đứng thứ hai Bảng xếp hạng, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng thuộc nhóm ba đơn vị dẫn đầu ở 5/8 chỉ số thành phần. Tương tự như vị trí số 1, chỉ số “chi phí không chính thức” xếp hạng 8/10 và chỉ số “cạnh tranh bình đẳng” xếp hạng 10/14 là những điểm cần lưu ý của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh nhận kỷ niệm chương DDCI 2016
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh nhận kỷ niệm chương DDCI 2016

Ở vị trí thứ ba, Sở Công thương đứng đầu ở chỉ số thành phần “thiết chế pháp lý” và có mặt trong nhóm 3 đơn vị dẫn đầu hai chỉ số thành phần khác là “tính minh bạch và tiếp cận thông tin” và “tính năng động của lãnh đạo”.

Tuy nhiên, cũng như hai đơn vị đứng đầu, chi phí thời gian và chi phí không chức thức vẫn là hạn chế lớn của Sở Công thương.

Rõ ràng, chi phí không chính thức vẫn đang là điều khó nói của doanh nghiệp khi đánh giá chính quyền địa phương. Ở Quảng Ninh, vẫn có khoảng 36% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết cần còn hiện tượng cán bộ gây khó khăn trì hoãn thủ tục để trục lợi và trên 27% doanh nghiệp cho biết nội dung thanh tra kiểm tra chồng chéo, trùng lặp với các sở, ban, ngành khác hoặc với chính quyền địa phương.

Dù các chuyên gia DDCI cho rằng, dữ liệu cho thấy chỉ số thành phần này ở Quảng Ninh không cao so với các địa phương khác, nhưng “nếu muốn cải cách môi trường kinh doanh tại Quảng Ninh hơn nữa, việc chiến đấu và loại bỏ những chi phí không chính thức là cần thiết”, ông Nguyễn Đức Nhật, tư vấn trưởng Dự án DDCI cho Quảng Ninh nhấn mạnh.

Đặc biệt, nhìn tổng thể, chỉ số thành phần là hỗ trợ doanh nghiệp và tính minh bạch cũng có điểm số trung bình khá thấp. Câu hỏi này đang được đặt ra cho từng sở, ban, ngành công việc phải làm trong năm nay, 2017.

Sự vượt trội của Cô Tô

Việc Cô Tô đứng đầu Chỉ số DDCI khối chính quyền địa phương có thể sẽ là áp lực cho các địa bàn khác ở Quang Ninh.

Là một huyện đảo, khó khăn về giao thông, giao thương, số lượng doanh nghiệp thua kém hàng chục lần so với TP.Hạ Long hay Móng Cái, nhưng Cô Tô có điểm DDCI vượt trội, với 76,78 điểm, so với 64,85 điểm của địa phương thứ hai là huyện Hoành Bồ.

Cũng đã có ý kiến cho rằng, với số lượng doanh nghiệp ít, chính quyền Cô Tô sẽ có điều kiện để làm hài lòng các doanh nghiệp hơn.

Song, ông Nguyễn Đức Nhật giữ quan điểm, thái độ của chính quyền địa phương mới là chìa khóa mở cửa niềm tin của doanh nghiệp ở Cô Tô, chứ không chỉ là số lượng ít.

“Cô Tô dẫn đầu 5/8 chỉ số thành phần, gồm tính minh bạch và tiếp cận thông tin, tính năng động của lãnh đạo, chi phí không chính thức, hỗ trợ doanh nghiệp và vai trò của người đứng đầu sở, ban, ngành và chính quyền địa phương. Nhìn vào chỉ vào các chỉ số này, có thể hiểu tại sao Cô Tô lại được các doanh nghiệp hài lòng đến vậy”, ông Nhật nói.

Cũng nhìn vào sự vượt trội của Cô Tô, chính quyền các địa phương khác cũng đang tìm thấy dư địa của mình trong con đường tìm tới sự hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp.

"Chúng tôi đã hỏi nhiều doanh nghiệp, họ nói ít khi vào trang thông tin của huyện, thành phố. Đây là điều mà các địa phương phải xem lại cách công bố thông tin của mình", ông Nhật phân tích.

Tuy nhiên, ngay cả các địa phương đứng đầu thì vẫn khoảng khá xa so với mô hình tốt nhất. Điều nay cũng tương tự với khối sở ban ngành.

So sánh với DDCI năm 2015 - thí điểm với những địa phương, sở, ban ngành được cho là tốt hơn cả, nên về tổng thể DDCI 2016 tụt khá so với DDCI 2015.

"Quảng Ninh sẽ lấy DDCI 2016 làm nền tảng để so sánh. Thông điệp của nhóm nghiên cứu là chính quyền đã dũng cảm lắng nghe các đánh giá này thì sẽ dũng cảm hành động", ông Nhật gửi gắm với các vị lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh có mặt tại Lễ công bố.

Hoành Bồ (Quảng Ninh): Tập trung thu hút đầu tư để chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Thu hút đầu tư là giải pháp trọng tâm để kinh tế của huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) chuyển từ nông nghiệp thuần túy thành nền kinh tế với cơ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư