
-
Quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh
-
Heo nái Việt Nam lần đầu được bảo vệ quyền lợi theo chuẩn quốc tế
-
Đảm bảo chất lượng và xuất khẩu chăn nuôi qua hệ thống truy xuất nguồn gốc
-
Hà Nội mở rộng sinh cảnh sống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính -
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh
Đây là quyết sách quan trọng nhất được HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua chiều ngày 30/3. Theo Nghị quyết quy định chuẩn nghèo đa chiều áp dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025, mức chuẩn nghèo của tỉnh cao hơn khoảng 1,4 lần so với mức chuẩn nghèo quy định của Chính phủ.
Trong đó, khu vực nông thôn là 2,1 triệu đồng/người/tháng, khu vực thành thị là 2,6 triệu đồng/người/tháng. Cùng với tiêu chí thu nhập như trên, quy định chuẩn hộ nghèo thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội trở lên, hộ cận nghèo thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội.
![]() |
Các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp. |
Việc quy định chuẩn nghèo riêng của tỉnh Quảng Ninh cao hơn chuẩn nghèo Trung ương cũng sẽ mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, tiếp cận gần hơn với mức sống tối thiểu của người dân, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của tỉnh và điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương.
Các hộ theo chuẩn nghèo của tỉnh sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ như các hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ và của tỉnh. Qua rà soát, với chính sách này, Quảng Ninh sẽ có thêm khoảng 1.400 hộ nghèo, 5.200 hộ cận nghèo theo chuẩn mới được hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo với hơn 255 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh.
Với lộ trình thực hiện trong 2,5 năm, tỉnh phấn đấu giảm 1.000 hộ nghèo, 4.600 hộ cận nghèo; đến hết năm 2025, chỉ còn 1.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo (dưới 0,5%) theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh.
![]() |
Người dân huyện Bình Liêu áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế. |
Đến hết năm 2022, số hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn của Chính phủ trên địa bàn tỉnh còn rất thấp. Cụ thể, toàn tỉnh chỉ còn 258 hộ nghèo, chiếm chưa tới 0,07%; hơn 2.400 hộ cận nghèo, chiếm hơn 0,6% tổng số hộ dân. Quảng Ninh cũng đã hoàn thành trước 3 năm chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; không còn huyện nghèo, xã nghèo; riêng TP. Hạ Long không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo; TX. Quảng Yên, huyện Vân Đồn, huyện Cô Tô không còn hộ nghèo.
Tuy vậy, thực tiễn tại địa phương vẫn còn nhiều hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo có hoàn cảnh thật sự khó khăn, thu nhập gần sát với chuẩn nghèo của Trung ương, nhưng lại chưa đủ điều kiện để đưa vào diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Do đó, việc nâng chuẩn nghèo sẽ giúp Quảng Ninh mở rộng diện bao phủ đối với những người khó khăn, yếu thế gần hơn với mức sống tối thiểu tại địa phương, giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và góp phần tạo động lực cho việc phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian tới, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đảm bảo mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XV của tỉnh đã đề ra.
Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã nhấn mạnh: “Mọi quyết sách của tỉnh, hoạt động của các cơ quan nhà nước đều vì lợi ích nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển”. Việc lựa chọn chủ đề công tác năm 2023 “nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân” và HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết quy định chuẩn nghèo đa chiều áp dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, đánh dấu cột mốc phát triển mới của tỉnh trong thực hiện mục tiêu xây dựng Quảng Ninh là tỉnh kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính -
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh -
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng -
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp -
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower