-
Hà Nội phê duyệt chủ trương và điều chỉnh chủ trương đầu tư của 34 dự án -
Cơ hội nào cho nhà đầu tư hạ tầng KCN ở Quảng Ngãi? -
Thông xe một nhánh hầm chui giảm ùn tắc giao thông cửa ngõ phía Nam TP.HCM -
Ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 2.300 tỷ đồng cho cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Nghệ An lập Đề án Quy hoạch mở rộng không gian đô thị Thị xã Thái Hòa -
Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đạt hơn 8.887 tỷ đồng
Đẩy nhanh tiến độ GPMB
Trong năm 2022, toàn thị xã có 52 dự án phải giải phóng mặt (GPMB) với trên 2.700 ha đất bị thu hồi, gần 8.000 hộ dân và tổ chức bị ảnh hưởng. Trong năm, Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã đã lập và trình phê duyệt 3.327 phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB; phối hợp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho trên 2.400 cá nhân và tổ chức bị thu hồi đất, với số tiền gần 795 tỷ đồng, bàn giao trên 452ha đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Thị xã đã hoàn thành 13 dự án chuyển tiếp từ năm 2021.
Ông Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã cho biết, sang năm 2023, diện tích đất cần GPMB còn lớn hơn nhiều. Cụ thể, trong năm 2023, Quảng Yên có nhiệm vụ phải GPMB cho 34 dự án, với diện tích đất bị thu hồi là gần 3.500 ha. Số hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng là 7.645 hộ dân (trong đó, có 30 dự án chuyển tiếp từ năm 2022).
Trong 8 tháng đầu năm, thị xã đã tiến hành kiểm kê, kiểm đến tài sản, vật, kiến trúc đối với 679 hộ dân, lập và niêm yết công khai gần 1.600 hồ sơ, phương án; thực hiện chi trả tiền cho 784 hộ dân. Tuy nhiên, trên thực tế mới có 55 ha mặt bằng sạch được bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Tiến độ đang chậm so với mục tiêu, kế hoạch đề ra, ảnh hưởng đến hiệu quả của các dự án.
Dự án Cầu Bến Rừng đang được đẩy nhanh thi công phía bờ Quảng Ninh ngay sau khi được bàn giao mặt bằng từ đầu tháng 7/2023. |
“Hiện thị xã tập trung ưu tiên nguồn lực để thực hiện công tác GPMB cho những dự án trọng điểm theo hình thức cuốn chiếu, ưu tiên những dự án, những vị trí cần mặt bằng gấp để thi công”, ông Hưng chia sẻ.
Trong đó, phải kể đến dự án đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TX.Đông Triều (đoạn từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến đường tỉnh 338 - giai đoạn 1). Dự án này phải thu hồi khoảng 72,38 ha đất, ảnh hưởng đến 1.180 hộ dân và tổ chức. Đến nay Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã đã bàn giao cho chủ đầu tư 56,58 ha.
Hay như với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Sông Khoai, tổng diện tích toàn KCN là 714 ha. Hiện toàn bộ diện tích giai đoạn I của dự án là 120 ha đã được bàn giao. Dự án đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TX.Đông Triều (đoạn từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến đường tỉnh 338 - giai đoạn 1) được bàn giao mặt bằng sạch để triển khai thi công.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho thị xã Quảng Yên trong công tác GPMB qua việc thường xuyên thực tế, đốc thúc và tháo gỡ khó khăn cho chính quyền địa phương và nhà đầu tư.
Cần sự đồng thuận từ người dân
Theo ông Hưng, để thực hiện tốt nhiệm vụ GPMB các dự án trong năm 2023, cần phải thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các nhiệm vụ trong quy trình GPMB từ khâu thống kê, kiểm đếm, đến thẩm định, xác nhận kết quả thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB. Thực hiện niêm yết công khai phương án dự thảo, công khai đơn giá chính sách liên quan đến quyền lợi của người dân khi bị thu hồi đất theo quy định để lấy ý kiến các hộ dân trước khi triển khai thực hiện và vận hành dự án. Ưu tiên vận động, thuyết phục, tổ chức đối thoại đối với những trường hợp chưa đồng thuận trước khi thực hiện các bước thống kê, kiểm đếm, hoặc trước khi ban hành quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ…
Ông Trần Đức Thắng, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, vận động đối với các hộ dân. |
Hay nói cách khác, bên cạnh việc tuân thủ quy định của Pháp luật về đền bù, hỗ trợ trong công tác GPMB thì cần phải làm tốt công tác dân vận để nhận được sự đồng thuận từ người dân. Nhờ đó mà trong 3 năm qua (2020-2022), trung bình mỗi năm thị xã thực hiện GPMB cho 40-50 dự án, tổng diện tích phải giải phóng là 2.500-3.500 ha, liên quan đến khoảng 10.000 hộ dân, nhưng không thực hiện cưỡng chế để GPMB.
Công tác đền bù luôn được thị xã Quảng Yên đảm bảo theo nguyên tắc công bằng, công khai và minh bạch. Ảnh: Thu Lê. |
Thậm chí, nhờ công tác dân vận tốt, nhiều hộ dân dù chưa nhận tiền đền bù đã bàn giao mặt bằng cho chính quyền địa phương. Trao đổi với baodautu.vn, bà Phạm Thị Xoa (thôn 8, xã Sông Khoai, TX Quảng Yên, Quảng Ninh) dịp cuối tháng 8 vừa qua, cho biết: “Dù chưa nhận đền bù, nhưng gia đình tôi vẫn bàn giao hơn 1.400 m2 đất canh tác của gia đình, để phục vụ thi công Dự án Tuyến đường dẫn cầu Bến Rừng nối TX Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) và huyện Thuỷ Nguyên (TP Hải Phòng)”.
Bà Phạm Thị Xoa (áo hồng) sống tại thôn 8, xã Sông Khoai, TX.Quảng Yên cùng người dân trong thôn chia sẻ về niềm vui sắp có cầu mới. Ảnh: Thu Lê. |
Được biết, thôn 8, xã Sông Khoai có tổng diện tích đất thu hồi 2,2 ha, tất cả 43 hộ bị ảnh hưởng đều đã bàn giao ngay khi được vận động. Toàn bộ diện tích đất canh tác của thôn đều là “bờ xôi ruộng mật” do bà con làng xóm khai hoang, “thau chua rửa mặn” hơn 40 năm qua. “Đường phải rộng thì làm ăn mới phát triển, mình cũng phải góp phần vào để xây dựng cho quê hương mình giàu đẹp hơn. Có cây cầu sẽ tiện lợi, tạo mọi điều kiện cho người dân đi lại, có thêm công ăn việc làm, cuộc sống ổn định, nên mọi người trong thôn đồng thuận lắm”.
Còn bà Nguyễn Thị Loan, Bí thư Chi bộ thôn phố 5, khu 5 phường Hà An, thị xã Quảng Yên thì đưa phóng viên đi dọc các con phố của thôn 5 nơi bà sinh sống để khoe nhà cửa khang trang, đường xá sạch sẽ. Bà nói: “Người dân trong thôn hiện đang làm việc chủ yếu trong các ngành nghề như du lịch, vận tải, ngư nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, công nhân tại các KCN như Đông Mai, Amata. Hầu như năm nao, thị xã cũng có những lớp dạy nghề cho người dân. Cả khu phố không còn có hộ cận nghèo từ mấy năm nay nữa rồi. Kinh tế phát triển, đời sống của người dân khá lên trông thấy. Thời điểm mà thực hiện giải phóng mặt bằng cho dự án Khu phức hợp Hạ Long Xanh thì người dân khu 5 của chúng tôi nhận tiền đền bù sớm nhất, đồng thuận rất cao”.
Hỗ trợ đào tạo việc làm, chuyển đổi nghề
Để có được sự đồng thuận này, thị xã Quảng Yên đã giải quyết được vấn đề cốt lõi nhất là chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân đã nhường lại tư liệu sản xuất để dành mặt bằng cho việc thực hiện các dự án. Giờ ngoài đi biển, trồng trọt hay chăn nuôi, người dân ở Quảng Yên đã dần quen với nếp sống công nghiệp, khi mà trên địa bàn đã có 5 KCN đang xây dựng và hoạt động, thu hút hàng vạn lao động. Thanh niên được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, người quá tuổi lao động nhận các công việc thời vụ với thu nhập trung bình 200-300 nghìn đồng/ngày…
Ông Dương Văn Hào, Phó Chủ tịch UBND thị xã cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2023, thị xã đã giải quyết được cho 455 người, với số tiền hỗ trợ là 1,417 tỷ đồng từ trình độ sơ cấp đến cao đẳng, với các nghề như lái xe ô tô, kỹ thuật chế biến món ăn, dược, điều dưỡng, điện nước, điện lạnh, tin học, công nghệ ô tô, điện công nghiệp, hay các ngành nghề dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch,…
Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Việt Nam tại KCN Sông Khoai tạo việc làm mới cho hàng nghìn lao động. |
Riêng đối với chính sách chuyển nghề cho các hộ dân có đất nằm trong diện giải phóng mặt bằng để phục vụ cho các công trình, thị xã đã xây dựng và thực hiện Đề án Đào tạo, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội và các KCN trên địa bàn thị xã Quảng Yên, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030.
Đến nay, số lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên đến nay là hơn 200 người, trong đó chủ yếu là đào tạo ttrình độ sơ cấp tại thôn, khu để thuận tiện cho lao động tham gia học tập và trình độ trung cấp.
Tổng số lao động được chuyển đổi nghề đến này đã là khoảng hơn 3.000 lao động (chủ yếu vào làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN trong và ngoài thị xã). Cơ bản lao động bị thu hồi đất trong độ tuổi từ 18 – 45 tuổi có nhu cầu chuyển đổi nghề và muốn làm việc tại các doanh nghiệp đã được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp.
-
Ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 2.300 tỷ đồng cho cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Nghệ An lập Đề án Quy hoạch mở rộng không gian đô thị Thị xã Thái Hòa -
Vì sao nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận chưa được tháo gỡ? -
Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đạt hơn 8.887 tỷ đồng -
TP.HCM khởi công dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng trước ngày 30/4/2025 -
Ninh Thuận thông tin về tiến độ Dự án LNG Cà Ná và Khu công nghiệp Cà Ná -
Quảng Nam cần hơn 37.000 tỷ đồng cho kế hoạch đầu tư công giai đoạn mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10 -
2 Vụ án Cây xanh Công Minh: Đã được quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng -
3 Vì sao nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận chưa được tháo gỡ? -
4 10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
5 "Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024
- DOJI được công nhận "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á"
- Giải thưởng “Sáng kiến ESG Việt Nam 2024” vinh danh 10 doanh nghiệp xuất sắc