-
Chủ tịch WonderTour chia sẻ giải pháp hút khách hạng sang cho du lịch Việt Nam -
Bình Định đón 2 nhà đầu tư quốc tế, hướng đến phát triển du lịch “siêu sang” -
Động thái chuẩn bị của Bình Định để triển khai thí điểm hoạt động thủy phi cơ -
Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 -
Du lịch Hà Nội khởi sắc đầu năm
Để gìn giữ, phát huy giá trị của di tích, mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi khu di tích lịch sử và thắng cảnh núi Bài Thơ, TP Hạ Long. Đây là khu di tích lịch sử, danh thắng được xếp hạng là di tích quốc gia, khu vực bảo tồn gắn liền với giá trị cảnh quan thiên nhiên, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, văn hoá, sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân vùng di tích và các yếu tố đặc thù của vịnh Hạ Long.
Theo quyết định số 128/QĐ-UBND của tỉnh Quảng Ninh, tổng diện tích lập quy hoạch là 26,06 ha, gồm 03 khu vực. Trong đó, khu vực bảo vệ di tích có diện tích quy hoạch là 22,96 ha, bao gồm: Di tích đền Đức Ông, Di tích Bia khắc trên Núi Bài Thơ, di tích Trung tâm điện chính Bưu điện Quảng Ninh (1964-1975), di tích chùa Long Tiên và danh thắng núi Bài Thơ.
Quy hoạch nhằm khai thác hiệu quả những giá trị của núi Bài Thơ. Ảnh: Quảng Ninh Portal |
Khu vực phát huy giá trị di tích có diện tích quy hoạch là 2,08 ha gồm: Khu văn hóa núi Bài Thơ, công viên cây xanh, quảng trường, cây xanh và hạ tầng kỹ thuật kết nối khu văn hóa núi Bài Thơ. Sẽ giải tỏa khu dân cư và các tổ chức với diện tích khoảng 1,21 ha để đầu tư xây dựng khu vực quảng trường, cây xanh và hạ tầng kỹ thuật kết nối.
Còn lại là khu vực cảnh quan có diện tích quy hoạch là 1,02 ha, bao gồm hệ thống cây xanh cảnh quan, công trình tín ngưỡng, giao thông, mặt nước.
Việc bảo tồn di tích trên cơ sở tuân thủ Luật Di sản Văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động bất lợi đến cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, tín ngưỡng; bảo đảm đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Tu bổ, tôn tạo các thành phần có nguy cơ hư hại, xuống cấp. Không làm thay đổi hình dạng, kích thước, vật liệu chính của di tích. Đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn, phát huy giá trị di tích và phát triển đô thị.
Theo quy hoạch, bảo vệ địa hình, địa mạo núi Bài Thơ. Bổ sung hệ thống cây xanh và trồng cây trên sườn núi nhằm giảm thiểu tác động môi trường, bảo tồn cảnh quan núi Bài Thơ. Tu bổ, tôn tạo các hang động được sử dụng làm sơ tán và cấp cứu trong thời kỳ kháng chiến trên núi. Nghiên cứu về cấu trúc địa chất, sinh thái học, các dấu vết lịch sử còn lại của các hang động; bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh; tu bổ các thành phần bị hư hại; cải tạo cấu trúc hang như xử lý các vấn đề nước ngầm, độ ẩm,...
Bảo vệ các địa điểm gắn với các sự kiện lịch sử ở lưng chừng và trên đỉnh núi, đặc biệt địa điểm cắm cờ Đảng ngày 01/5/1930. Bổ sung bảng thuyết minh diễn giải về địa điểm cắm cờ Đảng ngày 01/5/1930 trên núi Bài Thơ. Đầu tư lối đi, biển chỉ dẫn, khu vực đón tiếp và các phương tiện hỗ trợ tham quan, hệ thống thuyết minh tự động.
Đối với bia khắc trên núi Bài Thơ và các bài thơ cổ, bảo quản, bảo vệ, ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo trong bảo tồn bia khắc trên núi Bài Thơ. Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật phục chế chuyên nghiệp để khôi phục độ sắc nét và độ bền của các ký tự khắc trên đá đối với các bài thơ bị mòn, phai mờ. Số hóa các tư liệu Hán Nôm trên núi Bài Thơ. Bổ sung các thiết bị hiện đại phục vụ du khách trải nghiệm.
Di tích đền Đức Ông sẽ được tu bổ, tôn tạo, giữ nguyên hướng Đền chính, tiến hành quy hoạch một số hạng mục hài hòa và phù hợp với mặt bằng truyền thống của một ngôi đền. Sẽ giải tỏa khu vực dân cư tiếp giáp đền Đức Ông với diện tích 2.005,65 m² nhằm tạo không gian đầu tư các hạng mục công trình phát huy giá trị trực tiếp và công trình phụ trợ cho di tích.
Núi Bài Thơ và con đường Trần Quốc Nghiễn nhìn từ trên cao. Ảnh: Quảng Ninh Portal |
Còn với di tích Chùa Long Tiên sẽ được khắc phục các hạng mục có dấu hiệu biến dạng. Tu bổ, tôn tạo các công trình như: Tam quan, đại hùng bảo điện, tổ đường, nhà khách. Giải tỏa khu vực dân cư tiếp giáp chùa Long Tiên có diện tích 225,17 m² để tạo quỹ đất tu bổ, tôn tạo, không gian đầu tư xây dựng công trình phụ trợ và công trình phát huy trực tiếp cho các di tích.
Việc tôn tạo tổng thể di tích Trung tâm điện chính Bưu điện Quảng Ninh (1964-1975) nhằm tăng tính thẩm mỹ. Trong đó, tu sửa các hạng mục công trình: Lối đi chính lên núi Bài Thơ, đường lên núi Bài Thơ, Miếu thờ chị Nguyễn Thị Lạt, nhà cơ vụ đặt tổng đài, nhà tổng đài, bia dẫn tích, v.v…
Sẽ giải tỏa khu vực dân cư tiếp giáp Trung tâm điện chính Bưu điện Quảng Ninh với diện tích 961,20 m² nhằm mở rộng lối lên để tiếp cận di tích thuận tiện, đồng thời bố trí các chức năng phụ trợ phục vụ du khách tham quan.
Nhằm khai thác giá trị của di tích, UBND tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng một số giải pháp để tập trung phát triển du lịch giai đoạn tiếp theo. Trong đó, tập trung khai thác luồng khách quốc tế từ cảng Hòn Gai, khách từ cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, khách du lịch Vịnh Hạ Long, khách du lịch văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng. Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với khu di tích: Du lịch lịch sử, du lịch về nguồn; du lịch sinh thái, trải nghiệm thiên nhiên; du lịch lễ hội truyền thống; du lịch tâm linh, tín ngưỡng; du lịch trải nghiệm văn học nghệ thuật.
Bên cạnh đó, phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch gắn kết khu vực dân cư như: hình thành các khu phố đi bộ và phố xe đạp trên cơ sở cải tạo khu phố cổ, phố Long Tiên, phố Bài Thơ…cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng. Tổ chức lễ hội dân gian nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa địa phương. Phát triển sản phẩm du lịch gắn với dịch vụ đô thị của thành phố Hạ Long: Du lịch đêm, du lịch MICE, du lịch biển đảo.
Tổ chức tuyến du lịch kết nối Khu di tích lịch sử và thắng cảnh Núi Bài Thơ kết nối với các điểm đến phụ cận của thành phố Hạ Long. Cụ thể, tuyến du lịch kết nối khu di tích lịch sử và thắng cảnh Núi Bài Thơ – Bảo tàng Quảng Ninh vịnh Hạ Long – khu vui chơi giải trí Sunworld Hạ Long Complex – Khu du lịch sinh thái nông nghiệp thôn Đồng Đạng – Quần thể danh thắng núi Mằn. Tuyến du lịch chuyên đề tìm hiểu di tích lịch tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh của thành phố Hạ Long và phụ cận.
-
Chủ tịch WonderTour chia sẻ giải pháp hút khách hạng sang cho du lịch Việt Nam -
Bình Định đón 2 nhà đầu tư quốc tế, hướng đến phát triển du lịch “siêu sang” -
Hà Nội và Hội An lọt Top 25 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới năm 2025 -
Động thái chuẩn bị của Bình Định để triển khai thí điểm hoạt động thủy phi cơ
-
Quảng Ninh quy hoạch, tu bổ, phục hồi khu di tích lịch sử, thắng cảnh núi Bài Thơ -
Báo chí đồng hành cùng du lịch Việt Nam -
Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 -
Du lịch Hà Nội khởi sắc đầu năm -
PGS.TS Phạm Trung Lương: “Phú Quốc có tiềm năng lớn để sánh ngang với Bali hay Phuket” -
Vì sao Phú Quốc được chọn làm điểm tổ chức APEC 2027? -
Khai trương khách sạn cao cấp Legend Valley Hotel, sẵn sàng đón làn sóng du lịch mạnh mẽ đến với Hà Nam
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư