-
Chủ tịch Quảng Nam: Cương quyết khắc phục các dự án, công trình dang dở, gây lãng phí -
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Qua hơn 05 năm triển khai thực quyết liệt Nghị quyết số 19/NQ-CP (nay là Nghị quyết 02) và gần 03 năm thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh đã đạt những kết quả quan trọng và được coi là một điển hình tốt với nhiều sáng kiến cải cách, gắn việc cải thiện môi trường kinh doanh theo yêu cầu của Nghị quyết với nâng cao chất lượng quản lý, điều hành. Quảng Ninh cũng đã duy trì trong nhóm các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước trong 06 năm liên tiếp (2013-2018), đặc biệt năm 2017 và 2018 đã đứng ở vị trí dẫn đầu trong số các tỉnh/thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất.
Những nỗ lực và thành quả này đã tiếp tục khẳng định niềm tin, sự hài lòng hơn và sự ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đối với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Quảng Ninh...
Tuy nhiên, Quảng Ninh chưa thực sự hài lòng với những kết quả đó. So sánh với các tỉnh thành phố trong cả nước và so với chính kết quả của mình năm 2017, ngoài 02 chỉ số lớn nằm trong top 5/63 (Tính minh bạch và Tiếp cận đất đai, giảm 02 chỉ số so với kết quả năm 2017 (Năm 2017 có 04 chỉ số trong nhóm dẫn đầu là Chi phí gia nhập thị trường, Tính minh bạch, Cạnh tranh Bình đẳng, Đào tạo lao động ), thì vẫn còn 04 chỉ số thành phần ngoài top 10 (Gia nhập thị trường 12/63, Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp 27/63, Tính Năng động 11/63; Thiết chế pháp lý &An ninh trật tự: 43/63).
Phát biểu khai mạc và chỉ đạo tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã yêu cầu hội nghị phải thẳng thắn “mổ xẻ” tất cả các chỉ số thành phần để chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân, qua đó đưa ra các giải pháp thiết thực để cải thiện mạnh mẽ các chỉ số thành phần và rút ngắn hơn nữa tổng điểm so với mức điểm tuyệt đối.
Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ rõ những mặt được và chưa được trong kết quả PCI 2018 của tỉnh. Cụ thể, nhìn vào bảng xếp hạng 10 chỉ số thành phần PCI cho thấy, Quảng Ninh có 05 chỉ số tăng điểm những cũng có đến 05 chỉ số giảm điểm gồm: Chi phí Gia nhập thị trường, Chi phí thời gian, Tính năng động, Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động.
Về thứ hạng, có 03 chỉ số tăng hạng gồm: Tiếp cận đất đai, Tính minh bạch, Chi phí không chính thức; còn lại 07 chỉ số giảm hạng là Chi phí Gia nhập thị trường, Chi phí thời gian, Cạnh tranh bình đẳng, Tính năng động, Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động, Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự.
Đáng lưu ý, năm nay có sự giảm điểm mạnh của chỉ số Chi phí Gia nhập thị trường hạ 11 bậc, từ vị trí thứ 01 (trong 02 năm liên tiếp 2016 và 2017), rơi xuống vị trí thứ 12/63; chỉ số Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp hạ 24 bậc, từ vị trí thứ 03 xuống vị trí thứ 27/63.
Điểm cải thiện tích cực là chỉ số cơ sở hạ tầng của Quảng Ninh năm 2018 tăng 20 bậc so với cùng kỳ, xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố. Đó là tín hiệu tích cực cho thấy lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư của tỉnh đang ngày càng được cải thiện một cách đồng bộ.
Tuy nhiên, so với kỳ vọng đặt ra của tỉnh cũng tại Hội nghị này năm 2018 và các mục tiêu đề ra theo Kế hoạch số 2614/KH-UBND của UBND tỉnh ban hành ngày 17/4/2018, thì phần lớn chưa đạt được. Cụ thể, chỉ có 03/10 chỉ số đạt và vượt mục tiêu (chiếm 30%); còn lại 07/10 chỉ số không đạt mục tiêu (chiếm 70%). Trong tổng số 128 chỉ số con so với năm 2017, có 16/128 chỉ số con đạt mục tiêu (chiếm 12.5%) và 112/128 chỉ số con không đạt mục tiêu (chiếm 87.5%).
“Như vậy, mặc dù năm 2018, PCI Quảng Ninh giữ vững ở vị trí số 01/63 tỉnh, thành phố và duy trì được 06 năm liên tiếp trong nhóm dẫn đầu cả nước về PCI, nhưng Quảng Ninh vẫn còn rất nhiều dư địa để cải cách và đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của cộng đồng doanh nghiệp và cũng là kỳ vọng của tỉnh”, ông Thắng nhìn nhận.
Đánh giá một cách khắt khe hơn, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng: “Đây là những con số “biết nói” khiến chúng ta phải trăn trở, suy nghị và chưa thể vui mừng mặc dù đứng đầu PCI cả nước 2018”.
“Điều này còn cho thấy có rất nhiều việc phải làm để giữ vững và nâng cao chất lượng môi trường đầu tư của Quảng Ninh. Nhất là trong bối cảnh sự vươn lên mạnh mẽ của các tỉnh/thành phố trong nhóm đầu”, ông Long nhấn mạnh.
Quang cảnh Hội nghị đánh giá, phân tích chỉ số PCI Quảng Ninh 2018. Ảnh: Thanh Tân. |
“Vì vậy, để có những cải thiện vượt bậc và bền vững, Quảng Ninh đã đề ra mục tiêu trong năm 2019 là tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đạt và vượt so với các chỉ tiêu đề ra của Chính Phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP và cần cải thiện mạnh mẽ hơn nữa các thủ tục hành chính, đáp ứng hơn nữa kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp thông qua việc cải thiện tổng điểm PCI”, ông Thắng chia sẻ.
Cụ thể, để cải thiện tổng điểm PCI, cần ưu tiên tập trung cải thiện vượt bậc các chỉ số đã từng ở thứ hạng cao nhiều năm, nhưng bị giảm điểm trong năm 2018; đề ra các giải pháp hiệu quả, thiết thực để tiếp tục duy trì và cải thiện các chỉ số đang có xu hướng tăng điểm và tăng hạng; tập trung các giải pháp sáng tạo, đổi mới để cải thiện chỉ số còn chưa đạt kỳ vọng như Chỉ số Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự.
Năm 2019 và các năm tiếp theo, Quảng Ninh sẽ còn phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, sáng tạo của chính quyền các cấp tỉnh Quảng Ninh, sự vào cuộc đồng lòng của các cấp, các ngành, các địa phương và của người dân, nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệpđể chuyển hóa thành cơ hội phát triển bền vững, cải thiện hơn nữa điểm số và tiệm cận đến thang điểm tối ưu, đạt đến sự hài lòng ngày càng cao của cộng đồng doanh nghiệp.
Kết thúc hội nghị, sau khi ghi nhận những ý kiến của các đại biểu tham dự hội nghị, ông Nguyễn Đức Long đã đưa ra 10 định hướng giải pháp cụ thể để làm cơ sở quan trọng triển khai các biện pháp cụ thể cải thiện các chỉ số thành phần của PCI, nâng tổng điểm và giữ vững thứ hạng nhằm tiếp tục củng cố niềm tinh của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư về môi trường kinh doanh của tỉnh Quảng Ninh.
-
Thu nhập bình quân của người lao động năm 2024 tăng 8,6% -
Chủ tịch Quảng Nam: Cương quyết khắc phục các dự án, công trình dang dở, gây lãng phí -
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
-
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV -
Đà Nẵng nêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam