-
Đề xuất quy hoạch và đầu tư xây dựng Quốc lộ 5 đi trên cao -
Khánh Hòa thông qua 10 nghị quyết về lĩnh vực đất đai và đầu tư công -
Bình Định đề nghị bổ sung Khu bến Cảng Phù Mỹ vào Quy hoạch cảng biển quốc gia -
Đơn vị vận chuyển tăng tốc đầu tư hạ tầng -
Đồng Tháp: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt 1,6 tỷ USD -
Sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ về hạ tầng logistics
Thành phố du lịch bên bờ vịnh Hạ Long (Ảnh: Thanh Tân) |
Là tỉnh địa đầu phía Đông Bắc của Tổ quốc, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Nam giáp TP. Hải Phòng; phía Đông giáp biển; phía Tây và Tây Bắc giáp Lạng Sơn và Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh được xem là cửa ngõ kết nối liên tỉnh, liên vùng và liên quốc gia. Tỉnh cũng là địa phương duy nhất ở Việt Nam có đường biên giới cả trên bộ lẫn trên biển với Trung Quốc.
Trong hợp tác phát triển dựa theo tuyến hành lang kinh tế, Quảng Ninh là một trong những địa phương nằm trong khu vực hợp tác hành lang, con đường giữa Việt Nam và Trung Quốc, bao gồm 2 hành lang kinh tế là Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Nam Ninh - Bằng Tường - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc bộ. Cùng với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh được xác định là một cực trong tam giác phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, thời gian qua, Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế; phát triển các ngành công nghiệp, chế biến sản phẩm theo hướng xuất khẩu, trở thành trung tâm logistics, trung tâm dịch vụ phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế cả vùng.
Quảng Ninh hiện có 4 thành phố trực thuộc là: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí và Móng Cái.
Hạ Long là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, dịch vụ của tỉnh. Điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo đã tạo cho TP. Hạ Long nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Với diện tích hơn 1.100 km2, gồm diện tích đất liền và hàng trăm đảo đá vôi trên các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và Lan Hạ, Hạ Long là thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất cả nước hiện tại.
Nằm kế bên Hạ Long là TP. Cẩm Phả (diện tích 486 km2). Đặc điểm kinh tế của Cẩm Phả là một thành phố công nghiệp, trong đó, công nghiệp khai thác than chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Năm 2022, Cẩm Phả lập kỷ lục về thu ngân sách, đạt hơn 20.400 tỷ đồng, trở thành thành phố trực thuộc tỉnh thu ngân sách cao nhất Việt Nam, cao gấp gần 3 lần thu ngân sách của TP. Hạ Long. Năm 2023, Cẩm Phả tiếp tục duy trì vị trí thành phố trực thuộc tỉnh thu ngân sách cao nhất Việt Nam, với tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố gần bằng 8 tỉnh thấp nhất cộng lại.
Nằm ở vị trí cửa ngõ chiến lược của tỉnh Quảng Ninh là TP. Uông Bí - mạch giao thương quan trọng của Quốc lộ 18 và Quốc lộ 10, tâm điểm của tam giác phát triển Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội. Trên địa bàn TP. Uông Bí có những di tích lớn có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tâm linh của người dân trong nước và quốc tế, như danh thắng Yên Tử - nơi đức Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành, sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; đền Hang Son; chùa Phổ Am; đình - chùa Lạc Thanh…
Móng Cái là thành phố duy nhất của cả nước có đường biên giới giáp cả trên biển và đất liền với Trung Quốc. Móng Cái nằm trong vành đai kinh tế vịnh Bắc bộ, là điểm kết nối quan trọng trong hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” giữa hai nước Việt - Trung. Cửa khẩu Móng Cái tại khu vực cầu Bắc Luân II kết nối trực tiếp với tuyến cao tốc Móng Cái - Vân Đồn - Hạ Long - Hải Phòng - Hà Nội đã hình thành hệ thống giao thông động lực không chỉ của Quảng Ninh, mà còn của cả khu vực phía Bắc. Đây là hành lang đường bộ quan trọng kết nối các tỉnh phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc, tạo động lực thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, phát triển liên kết vùng miền.
Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1199/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 1/11/2024, Quảng Ninh chính thức có 5 thành phố. Đông Triều là thành phố thứ 5 trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, sau 9 năm thành lập thị xã (năm 2015) và 4 năm chạm đích đô thị loại III (năm 2020).
Là đô thị trẻ với tỷ lệ dân số thành thị chiếm khoảng 43%, xếp thứ 3 trong 13 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Ninh, Đông Triều được đánh giá có tiềm năng phát triển nội tại rất dồi dào. Đông Triều được xác định là vùng tổng hợp đa ngành với du lịch là trọng tâm, nằm trong vùng tập trung dân số đông nhất tỉnh Quảng Ninh. Giải quyết nhu cầu chỗ ở, nơi nghỉ dưỡng, du lịch, vui chơi, giải trí chính là động lực để bất động sản bứt phá.
Từ những tiềm năng, lợi thế nổi trội về vị trí địa lý đặc thù, mô hình tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh phù hợp với đặc điểm, tính chất của đô thị trong đô thị, Quảng Ninh đang từng bước trở thành một trung tâm kinh tế, mạnh từ biển, giàu từ biển.
-
Vì sao dự án của Nidec tại TP.HCM chưa được cấp phép? -
Yêu cầu cấp thiết đầu tư "siêu cảng" Trần Đề -
Cơ hội để logistics Việt Nam tăng tốc -
Nghệ An đề nghị các địa phương, chủ đầu tư rà soát nợ tồn đọng -
Khai mạc Hội nghị Logistics Việt Nam 2024 -
Xử lý hơn 13 triệu m2 chất thải nạo vét từ dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Khánh Hòa đề xuất lập Quỹ phát triển đất để lấy kinh phí giải phóng mặt bằng sạch
- Tổng thầu xây dựng Central được vinh danh trong Bảng xếp hạng PROFIT500
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo