
-
Doanh nghiệp Việt Nam – Kazakhstan khai thác cơ hội hợp tác để cùng phát triển
-
"Nhiệt kế kinh doanh" ấm trở lại, nhưng chưa mạnh mẽ
-
Hưng Yên lần đầu tiên góp mặt trong Top 10 PCI 2024
-
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Các doanh nghiệp lớn toàn cầu gia tăng đầu tư tại Việt Nam
-
Sửa Luật Nhà giáo: Có thể phân cấp tuyển dụng giáo viên cho một số trường phổ thông -
Tiếp tục miễn giảm thuế đất sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp
Dự án đập ngăn mặn sông Hiếu được Bộ NN&PTNT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 4492/QĐ-BNN-XD ngày 30/10/2017. Đập ngăn mặn sông Hiếu có nhiệm vụ kiểm soát mặn ngọt, cấp nước sản xuất cho 1.293 ha đất nông nghiệp và 194 ha đất nuôi trồng thủy sản, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 25.000 người, đồng thời kết nối giao thông thủy bộ hai bên sông Hiếu. Theo quyết định này, UBND tỉnh Quảng Trị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
![]() |
Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu tại cuộc họp. |
UBND tỉnh Quảng Trị đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh làm chủ đầu tư hợp phần đền bù, hỗ trợ và tái định cư dự án. Theo thiết kế của dự án, Ban 5 xác định phạm vi giải phóng mặt bằng là 834 mốc, đến nay đã khảo sát được 455 mốc. Tổng vốn đầu tư là 500 tỷ đồng, trong đó kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng khoảng 20 tỷ đồng.
Tại buổi làm việc, đại diện các sở, ngành và các đơn vị, địa phương liên quan đã đóng góp ý kiến thống nhất các phương án thiết kế, phương án giải phóng mặt bằng, vai trò của các đơn vị liên quan trong việc giải phóng mặt bằng, nhằm đẩy nhanh tiến độ, tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Quảng Trị và các sở, ban ngành đảm bảo kế hoạch đề ra.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, công trình đập ngăn mặn sông Hiếu là một công trình có ý nghĩa quan trọng, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cũng như phục vụ sản xuất nông nghiệp cho địa phương. Do đó các đơn vị, địa phương liên quan cần nỗ lực phối hợp, giải quyết những vướng mắc để dự án sớm được triển khai thực hiện. Đề nghị Trung tâm phát triển quỹ đấ tỉnh đã được giao nhiệm vụ hợp phần đền bù, hỗ trợ và tái định cư dự án thì cần hợp tác chặt chẽ với Ban 5 để sớm triển khai thực hiện.
Về phía Ban 5 cũng cần cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu công bố công trình cho đơn vị triển khai công tác giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, các địa phương liên quan cần tích cực hỗ trợ, phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện giải phóng mặt bằng hiệu quả phục vụ thực hiện dự án.
Liên quan đến thiết kế dự án, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đề nghị phía đơn vị tư vấn tham khảo ý kiến của các ngành, địa phương, lựa chọn các phương án đã được các đơn vị tham gia góp ý để điều chỉnh thiết kế phù hợp...

-
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Các doanh nghiệp lớn toàn cầu gia tăng đầu tư tại Việt Nam -
Sửa Luật Nhà giáo: Có thể phân cấp tuyển dụng giáo viên cho một số trường phổ thông -
Tiếp tục miễn giảm thuế đất sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp -
Vì sao Hải Phòng giành ngôi "quán quân" PCI năm 2024 -
Phân luồng hàng hóa rủi ro, có khả năng mất an toàn để quản lý chất lượng -
Tiêu thụ điện ngày lễ 30/4-1/5/2025 chỉ bằng 60 - 70% ngày thường -
Hải Phòng lần đầu đứng đầu bảng xếp hạng PCI
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025