Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Quảng Trị sẽ có tối thiểu 10 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP
Tiến Nhất - 17/04/2019 16:07
 
Với việc chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang được tỉnh Quảng Trị tập trung thực hiện với kỳ vọng góp phần khai thác tốt các tiềm năng lợi thế, phát triển kinh tế vùng nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân…
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và ông Hà Sỹ Đồng, Phó CHủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị tham quan các gian hàng tại
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị tham quan các gian hàng tại Hội chợ Lifestyle Việt Nam và Hội chợ OCOP 2019 (tháng 4/2019).

Chia sẻ về bước đi trong chương trình này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng cho biết: Quảng Trị đã đưa chương trình OCOP vào chương trình công tác trọng tâm của UBND tỉnh năm 2019. Tuy nhiên do chương trình mới triển khai nên công tác tuyên truyền, phổ biến đến các sở ngành, địa phương, cán bộ, nhân dân còn hạn chế, chưa nhận thức đầy đủ về bản chất và ý nghĩa của chương trình OCOP.

Tỉnh Quảng Trị đặt ra mục tiêu cuối năm 2019: Hỗ trợ nâng cấp nâng cấp và tiêu chuẩn hóa khoảng 20 sản phẩm thế mạnh trong nông nghiệp và dịch vụ du lịch nông thôn hiện có của các địa phương; phát triển mới khoảng 3 - 5 sản phẩm; Công nhận/chứng nhận sản phẩm OCOP: Có ít nhất 20 sản phẩm đạt 3 sao trở lên cấp tỉnh; Có ít nhất 1 sản phẩm đạt 4 - 5 sao cấp tỉnh; 1 sản phẩm đạt 4 - 5 sao cấp quốc gia; Củng cố hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa các hộ sản xuất với HTX, doanh nghiệp; Có tối thiểu 10 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, HTX) tham gia chương trình OCOP; Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP. Chọn 1 huyện để chỉ đạo điểm, mỗi huyện lựa chọn 2 - 3 xã để chỉ đạo điểm thực hiện chương trình.

Để đạt được mục tiêu nay, tỉnh Quảng Trị đã và đang khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương; Bố trí nguồn lực, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình; Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy trên địa bàn để thực hiện Chương trình giai đoạn 2019 - 2020; Rà soát các sản phẩm hiện có, các sản phẩm tiềm năng, có thế mạnh trên địa bàn để truyên truyền các chủ thể tham gia vào chương trình OCOP. Chương trình phải gắn với các chương trình dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển cây con chủ lực, xúc tiến thương mại, phát triển ngành nghề nông thôn, chương trình khởi nghiệp, ứng dụng tiến hộ khoa học kỹ thuật... Khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch…

Thương hiệu gạo hữu cơ Quảng Trị
Thương hiệu gạo hữu cơ Quảng Trị hiện đã có mặt tại 80 siêu thị trên cả nước ngày càng được người tiêu dùng cả nước đánh giá cao và tin dùng.

“Chương trình mỗi xã một sản phẩm là chương trình trọng tâm trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện có hiệu quả chương trình sẽ thúc đẩy phát triển các sản phẩm của địa phương, liên kết sản xuất, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển thị trường, giải quyết đầu ra cho sản phẩm nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân,  góp phần thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” - ông Hà Sỹ Đồng cho biết thêm.

Quảng Trị: Phát động "Ngày hội xuống giống trồng hoa dã quỳ"
Ngày 13/4, tại xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã diễn ra lễ phát động “Ngày hội xuống giống trồng hoa dã quỳ" với sự tham gia...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư