-
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm
Như Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa bắt bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai liên quan tới vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.
Hồ sơ chúng tôi thể hiện, Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai liên quan tới Dự án 39 - 39B Bến Vân Đồn (quận 4, TP.HCM) có diện tích hơn 6.200 m2, có nguồn gốc sở hữu Nhà nước, do Tổng công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam quản lý.
Dự án 39-39B Bến Vân Đồn. |
Tháng 3/2010, UBND TPHCM có quyết định thu hồi và giao khu đất 39 - 39B Bến Vân Đồn cho Công ty Phú Việt Tín để đầu tư, kinh doanh theo quy hoạch. Công ty Phú Việt Tín thời điểm này có 3 thành viên góp vốn gồm Công ty Retro Harvest (nắm 80% vốn), Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai (nắm 14,4% vốn) và Công ty Cao su Bà Rịa (nắm 5,6% vốn)
Sau khi mua lại và nắm 100% vốn Công ty Phú Việt Tín, Quốc Cường Gia Lai chuyển nhượng lần lượt 0,5% vốn và 5,5% vốn tại Công ty Phú Việt Tín cho bà Lại Thị Hoàng Yến; 94% vốn cho Công ty cổ phần Bất động sản Thịnh Vượng (nhận 40%) và Công ty cổ phần Biệt thự Thành phố (nhận 54%).
Đến năm 2017, Công ty Phú Việt Tín ký hợp đồng sáp nhập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển bất động sản Phúc Nguyên và đã xây dựng dự án, bán cho khách hàng với tên thương mại The Tresor.
Hồi tháng 5/2024, sau khi Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt ông Lê Quang Thung, cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và nhiều đồng phạm, bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai ký văn bản gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cùng các đối tác, cổ đông về mối liên quan tại Dự án 39 - 39B Bến Vân Đồn.
Theo đó, bà Loan cho rằng, Quốc Cường Gia Lai là bên mua ngay tình, không liên quan đến Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Như Loan. |
Cụ thể, theo lý giải bà Loan, năm 2013, Quốc Cường Gia Lai đàm phán và ký kết hợp đồng hứa mua và đặt cọc về việc nhận chuyển nhượng 100% góp vốn Công ty Phú Việt Tín, chủ đầu tư dự án 39 - 39B Bến Vân Đồn.
Tổng giá vốn nhận chuyển nhượng 100% vốn góp này do Quốc Cường Gia Lai chi trả theo thỏa thuận kèm hóa đơn, chứng từ là 464,2 tỷ đồng.
Tới tháng 8/2014, Quốc Cường Gia Lai chính thức nhận chuyển nhượng 79,2% vốn góp Công ty Phú Việt Tín từ Công TNHH Thương mại tổng hợp Việt Tín do bà Lê Y Lính làm người đại diện; 19,8% vốn góp từ Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Việt Tín do ông Đặng Phước Dừa làm đại diện.
Ngày 8/9/2014, Quốc Cường Gia Lai nhận chuyển nhượng 1% vốn góp từ Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai tỷ lệ 0,72% vốn góp (tương đương 43,2 triệu đồng vốn điều lệ) và Công ty TNHH MTV Cao su Bà Rịa với tỷ lệ 0,28% vốn góp (tương đương 16,8 triệu đồng vốn điều lệ).
Việc chuyển nhượng này theo sắp xếp và đề nghị của ông Dừa và bà Linh, đại diện bên bán dựa trên cơ sở Tập đoàn cao su Việt Nam có văn bản thống nhất.
Cũng theo bà Loan, trong quá trình triển khai thực hiện Dự án 39 - 39B Bến Vân Đồn, Công ty còn dự định làm bến du thuyền kết nối từ dự án này thông với dự án Phước Kiển Nhà Bè (TP.HCM) để đón khách hàng đi thăm quan dự án Phước Kiển bằng thuyền và ca nô.
Công an khám xét tại nhà bà Loan. |
Tuy nhiên, HĐQT Công ty đưa ra kế hoạch nếu tài chính tập trung vào Phước Kiển thì Dự án 39 - 39B Bến Vân Đồn phải chậm lại, không thể đầu tư 2 dự án cùng lúc.
Từ đó, HĐQT quyết định bán Dự án 39 - 39B Bến Vân Đồn để bớt gánh nặng về tài chính, tránh rủi ro cho công ty và cổ đông.
Quốc Cường Gia Lai cho rằng, tất cả các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh phát sinh trong kỳ đều được công ty thực hiện kê khai, hạch toán, báo cáo.
Liên quan vụ án, vài ngày trước, Bộ Công an khởi tố 3 người là lãnh đạo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và bà Nguyễn Thị Hồng (nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo 09, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM).
Tính đến nay, liên quan vụ án trên, có ít nhất 16 người bị khởi tố về nhiều tội danh.
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại
-
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang -
Truy tố Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5 -
Bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"