
-
Công ty cổ phần nguyên liệu Á Châu AIG bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới - Bước đi chiến lược
-
“Mỏ neo” mới của nền tảng quản lý nhân sự Deel tại Việt Nam
-
Hiệp hội BĐS TP. Cần Thơ - Cầu nối giữa chính quyền với các nhà đầu tư, doanh nghiệp
-
UKVFTA và CPTPP tạo động lực lớn cho thương mại Việt Nam - Vương quốc Anh -
Tập đoàn Syre (Thụy Điển) muốn đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Việt Nam
![]() |
Bà Aparna Bharadwaj, Trưởng khối Tư vấn lợi thế toàn cầu, Công ty Tư vấn quản lý toàn cầu Boston Consulting Group (BCG) |
Bà đánh giá thế nào về tác động của những thay đổi trong thương mại toàn cầu hiện nay đối với Việt Nam và khu vực ASEAN?
Báo cáo “Các cường quốc, địa - chính trị và tương lai của thương mại” do Công ty BCG vừa phát hành cho thấy, Việt Nam và thế giới đang đứng trước một ngã rẽ quan trọng. Rủi ro địa - chính trị gia tăng cùng với sự bất ổn thương mại mang tính lịch sử đang tái định hình nền kinh tế toàn cầu. Làn sóng thuế quan đầu tiên của Mỹ - nhắm vào Trung Quốc (đã có hiệu lực) và Mexico, Canada (đang tạm hoãn) - báo hiệu một sự dịch chuyển rộng lớn hơn theo chính sách thương mại “Nước Mỹ trên hết”. Bối cảnh mới này buộc các quốc gia và doanh nghiệp phải thích nghi nhanh chóng với một môi trường kinh tế và địa - chính trị đang thay đổi.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam có vị thế đặc biệt như một cầu nối quan trọng giữa các khối địa - chính trị.
Ngay cả trước khi các thông báo thuế quan gần đây được đưa ra, Đông Nam Á đã duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ, tăng cường quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ.
Chúng tôi dự báo, đến năm 2033, thương mại ASEAN-Trung Quốc tăng khoảng 558 tỷ USD, nhờ gia tăng đầu tư song phương và hợp tác. Trong khi đó, thương mại ASEAN-Mỹ cũng được dự báo tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của thương mại toàn cầu, đạt mức tăng 4,3%/năm trong thập kỷ tới.
Theo bà, Việt Nam cần làm gì để duy trì đà tăng trưởng thương mại và đầu tư?
Để duy trì đà phát triển này, Việt Nam cần tiếp tục thu hút các tập đoàn đa quốc gia đang theo đuổi chiến lược “Trung Quốc +1” nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro địa - chính trị.
Nhờ chi phí cạnh tranh, năng lực công nghiệp mạnh mẽ và vị trí chiến lược, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất ASEAN. Việc này giúp Việt Nam tận dụng tối đa cơ hội từ tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư và tạo việc làm có giá trị cao trong các lĩnh vực trọng yếu.
Hiện tại, Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc đối với các linh kiện, máy móc, khiến Việt Nam dễ bị tổn hại trước các rào cản thuế quan. Vậy giải pháp ở đây là nâng cấp năng lực sản xuất trong nước.
Là một nền kinh tế có quy mô trung bình, Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi từ việc hợp tác với các nền kinh tế khác trong ASEAN để củng cố chuỗi cung ứng, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu và gia tăng giá trị sản xuất. Bằng cách phối hợp với khối ASEAN, Việt Nam có thể duy trì lợi thế cạnh tranh trong thương mại toàn cầu.
Thập kỷ tới sẽ xác định vai trò của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là, doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách Việt Nam sẽ phải làm gì nhằm tận dụng tối đa thời cơ này và củng cố chuỗi cung ứng?
Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine đã kích hoạt sự chuyển dịch cơ bản, tập trung hơn vào khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng. Trong khi đó, cạnh tranh Mỹ-Trung đang ngày càng phức tạp, khiến thương mại toàn cầu thêm khó đoán. Trong tình thế này, Việt Nam nổi bật như một đối tác phi liên kết, với nhiều lợi thế cạnh tranh như chi phí sản xuất thấp, hạ tầng phát triển, hệ sinh thái thương mại và đầu tư hấp dẫn, lực lượng lao động được đào tạo tốt và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
Cơ hội gia tăng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam phải thích nghi chiến lược và mô hình vận hành để đáp ứng cạnh tranh khu vực và toàn cầu.
Một trong những chiến lược trọng yếu là tư duy toàn cầu, từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng sang các nước ASEAN, đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các điểm đến tiềm năng.
Một chiến lược quan trọng khác là tư duy tương lai. Doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư mạnh mẽ vào nâng cấp sản xuất, đặc biệt với chuyển đổi số và phát triển bền vững. Những doanh nghiệp có khả năng thích ứng, đầu tư và nâng cao năng lực trong số hóa và cung ứng bền vững sẽ gặt hái lợi ích lớn về hiệu suất, năng suất và duy trì sức cạnh tranh trong bối cảnh thương mại ngày càng thay đổi. Đồng thời, giảm phát phải carbon, áp dụng sản xuất xanh và luật hóa các tiêu chuẩn ESG là điều kiện tiên quyết để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng.
Làm thế nào ASEAN có thể củng cố vị thế trong bối cảnh căng thẳng địa - chính trị gia tăng, thưa bà?
Các nước ASEAN nói chung duy trì được sự cân bằng giữa các động lực địa - chính trị cạnh tranh. ASEAN tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các công ty muốn thiết lập cơ sở hoạt động mới nhằm giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng. Để duy trì vị thế này, ASEAN cần tiếp tục giữ vững sự trung lập, đồng thời thúc đẩy các cơ chế đa phương để các cường quốc khu vực và đối tác toàn cầu có thể tận dụng ASEAN như một nền tảng đối thoại và hợp tác.
Trong những năm gần đây, Đông Nam Á đã triển khai nhiều chính sách thể chế và hạ tầng để hỗ trợ dòng chảy hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thành viên. Để duy trì lợi thế, ASEAN cần tập trung nguồn lực và ý chí chính trị để phát triển hạ tầng kết nối mạnh mẽ hơn, giúp Đông Nam Á tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Dự báo, đến năm 2030, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Đây là nền tảng vững chắc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, với nhu cầu tiêu dùng nội địa dự kiến đạt 4.000 tỷ USD vào năm 2031.

-
Công ty cổ phần nguyên liệu Á Châu AIG bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới - Bước đi chiến lược
-
“Mỏ neo” mới của nền tảng quản lý nhân sự Deel tại Việt Nam
-
Hiệp hội BĐS TP. Cần Thơ - Cầu nối giữa chính quyền với các nhà đầu tư, doanh nghiệp
-
Liên danh FECON tham gia trúng gói thầu hơn 3.100 tỷ đồng tại Dự án sân bay Long Thành
-
Quốc gia và doanh nghiệp đều phải thích ứng với môi trường đang thay đổi -
UKVFTA và CPTPP tạo động lực lớn cho thương mại Việt Nam - Vương quốc Anh -
Tập đoàn Syre (Thụy Điển) muốn đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Việt Nam -
Thị trường M&A năm 2025 có nhiều thương vụ “khủng” ở lĩnh vực y tế và giáo dục -
Tập đoàn Hoa Sen rót 2.300 tỷ đồng mở rộng nhà máy thép tại Bình Định -
Sun World hợp tác chiến lược với 3 “ông lớn” về công nghệ và du lịch -
Bộ Công thương khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thép vào Nam Phi
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu