Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Quốc hội có nội quy kỳ họp mới, thời gian các phiên họp có thể dài hơn
Nguyễn Lê - 18/11/2022 16:36
 
Tại nội quy kỳ họp Quốc hội mới, bên cạnh kế thừa nhiều quy định cũ, một số nội dung đã được thực hiện linh hoạt thời gian gần đây chính thức được nội quy hoá.
.
Một phiên họp toàn thể tại kỳ họp thứ tư vừa vế mạc ngày 15/11.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội mới, bên cạnh kế thừa nhiều quy định cũ, một số nội dung đã được thực hiện linh hoạt thời gian gần đây chính thức được nội quy hoá. Như hình thức họp trực tuyến, hỏi nhanh - đáp gọn khi chất vấn...

Theo đó, kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.

Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức kỳ họp bất thường.

Quốc hội tiến hành kỳ họp theo hình thức họp trực tiếp. Căn cứ tình hình thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức kỳ họp Quốc hội theo hình thức họp trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến.

Các phiên họp kín, phiên biểu quyết bằng bỏ phiếu kín phải được tiến hành theo hình thức họp trực tiếp.

Nội quy mới này quy định tài liệu phục vụ kỳ họp chính thức được lưu hành bằng hình thức văn bản điện tử, trường hợp thuộc bí mật nhà nước thì lưu hành bằng văn bản giấy.

Theo nội quy này, ở các phiên thảo luận toàn thể, căn cứ nội dung và tình hình thảo luận thực tế, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp có thể mời đại biểu Quốc hội phát biểu không theo thứ tự đăng ký, mời đại biểu Quốc hội đã đăng ký phát biểu tranh luận ý kiến của đại biểu Quốc hội phát biểu trước đó; yêu cầu đại biểu Quốc hội dừng phát biểu hoặc dừng tranh luận nếu đại biểu Quốc hội phát biểu, tranh luận quá thời gian hoặc phát biểu, tranh luận không đúng nội dung.

Đại biểu Quốc hội phát biểu lần thứ nhất không quá 7 phút, phát biểu lần thứ hai không quá 3 phút.

Đại biểu Quốc hội tranh luận mỗi lần không quá 3 phút.

Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình, cơ quan chủ trì thẩm tra giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội mỗi lần không quá 10 phút.

Căn cứ diễn biến phiên họp, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp có thẩm quyền đề nghị Quốc hội quyết định kéo dài thời gian của phiên họp không quá 30 phút của phiên họp buổi sáng, không quá 60 phút của phiên họp buổi chiều khi thời gian của phiên họp không đủ để tất cả đại biểu Quốc hội đã đăng ký được phát biểu, tranh luận.

Trong thời gian kéo dài phiên họp, đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu lần thứ nhất được phát biểu không quá 5 phút.

Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp còn có thẩm quyền quyết định kéo dài thời gian mỗi lần giải trình của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình, cơ quan chủ trì thẩm tra không quá 15 phút khi nội dung được thảo luận hoặc giải trình có nhiều vấn đề phức tạp, chuyên môn sâu.

Với hoạt động chất vấn, theo nội quy, mỗi lần chất vấn, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 1 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấn không quá 3 phút đối với mỗi câu hỏi. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp quyết định việc kéo dài thời gian nêu chất vấn, trả lời chất vấn.

Đại biểu Quốc hội được quyền tranh luận với người bị chất vấn để làm rõ hơn vấn đề đang được chất vấn; không được sử dụng quyền tranh luận để nêu câu hỏi chất vấn hoặc tranh luận với đại biểu Quốc hội đã chất vấn trước đó; thời gian mỗi lần tranh luận không quá 2 phút.

Một trong những điểm mới của nội quy  là trong hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội bao gồm cả báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Bổ sung quy định này, theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội là nhằm bảo đảm sự thận trọng, khách quan trong việc trình Quốc hội xem xét, quyết định nội dung liên quan đến quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 37 của Luật Tổ chức Quốc hội.

Khép lại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV: “Thở phào” nhưng chưa nhẹ nhõm
Quốc hội khóa XV vừa bế mạc kỳ họp thứ tư, cuộc sống đang chờ những quyết sách từ nghị trường được thực thi nhanh nhất, hiệu quả...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư