Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Quốc hội họp kín bỏ phiếu bãi nhiệm tư cách đại biểu bà Châu Thị Thu Nga
Võ Hải (VnExpress) - 15/06/2015 10:12
 
Theo chương trình làm việc, 16h ngày 17/6, Quốc hội họp riêng nghe Tờ trình đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu đối với bà Châu Thị Thu Nga do Trưởng ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương trình bày. Sau đó các đại biểu thảo luận tại Đoàn về đề nghị trên.

Tuần làm việc thứ 5, Quốc hội sẽ có 2 phiên họp kín về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu đối với bà Châu Thị Thu Nga, đoàn đại biểu Hà Nội.

Theo chương trình làm việc, 16h ngày 17/6, Quốc hội họp riêng nghe Tờ trình đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu đối với bà Châu Thị Thu Nga do Trưởng ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương trình bày. Sau đó các đại biểu thảo luận tại Đoàn về đề nghị trên.

Các đại biểu được hỏi đều cho rằng để xảy ra trường hợp đại biểu Châu Thị Thu Nga là điều đáng tiếc với Quốc hội.

Ngày 18/6, Quốc hội dành cả phiên làm việc buổi chiều họp riêng để tiếp tục nội dung miễn nhiệm đại biểu Châu Thị Thu Nga. Theo đó, sau khi các đại biểu nghe báo cáo kết quả thảo luận ở Đoàn, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận và bỏ phiếu bãi nhiệm tư cách đại biểu đối với bà Nga. Quốc hội cũng sẽ thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết về nội dung trên trong cùng phiên làm việc.

Trao đổi với phóng viên, đại biểu Bùi Thị An cho rằng, để xảy ra trường hợp bà Nga là điều đáng tiếc với cả Quốc hội và Đoàn đại biểu Hà Nội. Đại biểu An cho hay, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đang được thảo luận tại kỳ họp này đã có nhiều ý kiến về trách nhiệm của các khâu. Đầu tiên, người giới thiệu phải có trách nhiệm với người mà mình giới thiệu ra ứng cử. Tương tự các cơ quan, tổ chức cũng phải có trách nhiệm về những cá nhân được giới thiệu.

“Nếu gắn trách nhiệm ở tất cả quá trình, từ giới thiệu, lấy ý kiến, hiệp thương, bầu cử…. Sẽ lựa chọn được những đại biểu xứng đáng với dân”, đại biểu An nhấn mạnh.

Cũng dùng từ “đáng tiếc” để nói về việc đại biểu Châu Thị Thu Nga, nhưng đại biểu Dương Trung Quốc cho hay chuyện đó “không có gì lạ” do các doanh nhân thường có nhiều rủi ro. Theo đại biểu Quốc, để xảy ra sự việc đại biểu Nga là hậu quả của một quá trình lựa chọn và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đang được bàn để làm sao bầu được những người xứng đáng nhất. Nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng nhân dân và Quốc hội đều mong các đại biểu có đầy đủ những phẩm chất cần thiết. “Tuy nhiên cũng không nên lý tưởng hóa những mong muốn trên. Vì sai sót vốn là một phần của cuộc sống”, đại biểu Quốc chia sẻ.

du-an-B5-cau-dien-1813-1434296234.jpg

Đại biểu Nga bị tố lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong quá trình triển khai dự án B5 Cầu Diễn.

Trước đó tối 7/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, tạm giam bà Châu Thị Thu Nga để điều tra tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi triển khai dự án nhà chung cư - biệt thự B5 Cầu Diễn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết về việc tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội với bà Nga, đại biểu khóa 13 thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Trước khi bị bắt, bà Thu Nga là Phó trưởng ban điều hành mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam khu vực miền Bắc (Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng); Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group); đại biểu Quốc hội khoá 13; đại biểu HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2011-2016.

Xác định được số tiền mà bà Châu Thị Thu Nga lừa đảo
() Như đã đưa tin, sau khi tiến hành bắt giữ bà Châu Thị Thu Nga - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Nhà đất (Housing Group),...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư