Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 07 năm 2024,
Quốc hội họp phiên bế mạc
Quang Hưng - 28/11/2014 14:25
 
Nghi thức chào cờ khép lại 44 ngày làm việc của cơ quan quyền lực tối cao của đất nước. Kỳ họp Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII đã ghi nhận số dự án luật được thông qua kỷ lục từ trước đến nay (18 luật, 3 nghị quyết).
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
5 phát ngôn ấn tượng của đại biểu Quốc hội
Những nội dung mới của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)
Những nội dung mới của Luật Đầu tư (sửa đổi)
Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi)
Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự
  Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII  
  Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII khai mạc ngày 20/10/2014, bế mạc ngày hôm nay 28/11/2014  

Tại phiên họp cuối cùng của kỳ họp này, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn; Biểu quyết thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề; Biểu quyết thông qua Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc.

Cuối cùng, nghi thức chào cờ sẽ khép lại 44 ngày làm việc của cơ quan quyền lực tối cao của đất nước.

Kỳ họp ghi nhận số dự án luật được thông qua kỷ lục từ trước đến nay (18 luật, 3 nghị quyết). Những vấn đề thời sự về kinh tế - xã hội đã được thẳng thắn đưa ra và nhận được lời giải ngọn ngành.

Trong chương trình nghị sự dày đặc, nội dung được cử tri và đồng bào cả nước đặc biệt quan tâm là vấn đề nợ công quốc gia và hướng đi mới cho nền kinh tế đất nước. Với trọng trách của người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra giải pháp xác đáng cho từng vấn đề hệ trọng của đất nước

Trước hết là vấn đề nợ công, câu trả lời của Thủ tướng không chỉ giúp nhiều cử tri yên tâm hơn, mà quan trọng là đã đưa ra lời giải căn cơ cho bài toán cân đối giữa ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn, tái cơ cấu nền kinh tế trong trung hạn với đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước trong dài hạn.

Về tăng trưởng kinh tế, năm 2014, sản xuất công nghiệp tiếp tục hồi phục, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Chỉ số hàng tồn kho đã trở lại mức bình thường, sản xuất nông lập nghiệp tiếp tục ổn định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng hơn 11%, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức cao và là năm thứ 3 nền kinh tế xuất siêu liên tiếp.

Các Bộ trưởng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ giải đáp căn bản những kiến nghị của cử tri. Giải pháp cho nền kinh tế đất nước của các vị Bộ trưởng được thể hiện ngay trong kỳ họp với mức phiếu tín nhiệm mà các đại biểu Quốc hội dành cho các thành viên Chính phủ.

Một trong những điểm quan trọng nữa tại kỳ họp lần này là Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2015 với những mục tiêu cụ thể trên cơ sở những kết quả mà nền kinh tế đạt được trong năm 2014. Năm 2015, mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước đặt ra ở mức cao (6,2%), đòi hỏi sự nỗ lực lớn của Chính phủ và cả hệ thống chính trị; Nhưng là động lực cần thiết để nền kinh tế đất nước có thể tăng trưởng và phát triển bền vững trong dài hạn.

Trong khuôn khổ kỳ họp, với sự nỗ lực của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu, 18 dự án luật đã được thông qua, trong đó có những dự án luật có phạm vi phủ sóng và tác động lớn như Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt… Khi đưa vào áp dụng, các luật này sẽ tạo hành lang pháp lý rộng mở hơn, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, đáng chú ý tại kỳ họp này là các Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Hai luật này không những nhận được tỷ lệ phiếu đồng thuận cao, mà nội dung còn được thiết kế một cách thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư, kinh doanh. Theo đó những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được thu hẹp và quy định rõ trong luật là cơ sở giúp doanh nghiệp và cộng đồng xã hội có thể xác định được những ngành, nghề đầu tư, kinh doanh theo khả năng, lợi thế sẵn có.

Với phương pháp tiếp cận mới, Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cho phép loại bỏ căn bản những rào cản, cấm đoán trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Doanh nghiệp nhìn thấy rõ những gì được làm, những gì không được làm và phải làm thế nào cho đúng. Đây là tiền đề cho những xu hướng mới, những ý tưởng sáng tạo trong đầu tư kinh doanh được ươm mầm, phát triển.

Ngoài hai luật trên, Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cũng mở rộng đối tượng được phép kinh doanh bất động sản tại Việt Nam, mở rộng đối tượng người nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam; đồng thời ràng buộc chặt chẽ hơn trách nhiệm của chủ đầu tư khi triển khai dự án...

Kỳ họp với thời gian dài và lịch trình dày đặc nhất từ trước đến nay khép lại đã mở ra hy vọng và hướng đi mới cho nền kinh tế đất nước 2015, kiến tạo hành lang pháp lý vững chắc, mở rộng không gian tăng trưởng và tạo động lực mới cho nền kinh tế đất nước.

Lấy phiếu tín nhiệm như hiện nay Lấy phiếu tín nhiệm như hiện nay "quá an toàn"

Chiều qua (20.11), chỉ 2/10 đại biểu Quốc hội phát biểu đồng tình với dự thảo sửa đổi nghị quyết của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là nên giữ ba mức (tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp) và mỗi nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần.

Quốc hội không nên biểu quyết “nửa kín, nửa hở” Quốc hội không nên biểu quyết “nửa kín, nửa hở”

() Chiều 22/10, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, góp ý với dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Đại biểu Dương Trung Quốc - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho rằng, chỉ có 2 hình thức biểu quyết là công khai và bỏ phiếu kín. Không nên làm kiểu "nửa kín, nửa hở" như hiện nay.

Tham nhũng mấy năm nay Tham nhũng mấy năm nay "ổn định"

() Sáng nay (21/10), thảo luận tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và các báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Đại biểu Đỗ Văn Đương – Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh bức xúc vì tình hình tham nhũng, lãng phí nhiều năm nay không thuyên giảm.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư