
-
100 tập thể, cá nhân được Hội Nhà báo Việt Nam tặng Cờ thi đua, Bằng khen
-
Điện gió ngoài khơi ở miền Bắc được đề nghị khung giá cao nhất là 3.975,1 đồng/kWh
-
Đề xuất xây dựng Hiệp định hợp tác kinh tế song phương giữa Việt Nam và Séc
-
Đưa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trở thành trung tâm khoa học, công nghệ hàng đầu
-
Bộ Công thương thúc địa phương “chạy nước rút” thực hiện Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh -
Nâng cấp 100% thủ tục thuế đủ điều kiện lên mức dịch vụ công trực tuyến toàn trình
![]() |
Kết quả biểu quyết lập đoàn giám sát. |
Sáng 21/6 với tuyệt đại đa số phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
Theo nghị quyết ông Nguyễn Đức Hải, Phó chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn thường trực là ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Nghị quyết nêu rõ, mục đích giám sát là đánh giá việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó trọng tâm là đánh giá việc tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có liên quan đến bảo vệ môi trường. Chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường;
Qua giám sát sẽ kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Phạm vi giám sát là việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2024.
Đối tượng giám sát gồm Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nội dung giám sát là việc ban hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Kết quả giám sát được báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2025, trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).
-
100 tập thể, cá nhân được Hội Nhà báo Việt Nam tặng Cờ thi đua, Bằng khen
-
Điện gió ngoài khơi ở miền Bắc được đề nghị khung giá cao nhất là 3.975,1 đồng/kWh
-
Đề xuất xây dựng Hiệp định hợp tác kinh tế song phương giữa Việt Nam và Séc
-
Đưa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trở thành trung tâm khoa học, công nghệ hàng đầu
-
Thủ tướng chỉ thị nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình -
Bộ Công thương thúc địa phương “chạy nước rút” thực hiện Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh -
Nâng cấp 100% thủ tục thuế đủ điều kiện lên mức dịch vụ công trực tuyến toàn trình -
Lắng nghe ý kiến nhân dân, Quảng Nam thay đổi phương án tên gọi phường xã mới -
Ninh Bình lấy ý kiến nhân dân về việc hợp nhất với Nam Định và Hà Nam -
Chủ tịch nước Lương Cường sắp thăm cấp Nhà nước tới Lào -
Nghệ An dự kiến còn lại 130 xã, phường sau sắp xếp hành chính