
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
![]() |
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính-Ngân sách, ông Nguyễn Đức Hải: "đề nghị Chính phủ làm rõ dự kiến sẽ điều chỉnh từ thời điểm nào" |
Quốc hội xem xét đề xuất của Chính phủ về việc chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định và trợ cấp ưu đãi người có công từ ngày 01/7/2020.
Điều chỉnh các chỉ tiêu về ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ 10
Trong báo cáo vừa được gửi các đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, ông Nguyễn Đức Hải cho rằng, do các căn cứ tính toán tại thời điểm này còn chưa thể ước lượng, lường hết những biến động trong thời gian tới, vì vậy, đề nghị Quốc hội chưa xem xét, quyết nghị về số liệu cụ thể, mà nhất trí với các giải pháp điều hành, tiết kiệm chi như Chính phủ đề xuất và đề nghị Chính phủ tập trung thực hiện các giải pháp tiết giảm chi ngân sách nhà nước.
“Chính phủ chủ động, linh hoạt trong điều hành ngân sách nhà nước, trường hợp hụt thu phải giảm chi tương ứng, các khoản chi cần thiết nhưng thiếu nguồn thì sử dụng dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính, tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn hợp pháp khác. Trường hợp sau khi sử dụng tất cả các nguồn trên mà còn khó khăn thì đề nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh các chỉ tiêu về ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV”, ông Hải nhấn mạnh.
“Ủy ban TCNS nhất trí đề nghị cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020; các địa phương chủ động sử dụng nguồn lực của địa phương để thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng”, Báo cáo thẩm tra bổ sung về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế vừa được Uỷ ban Tài chính-Ngân sách gửi các đại biểu Quốc hội khẳng định.
Đề nghị làm rõ thời điểm điều chỉnh lương cơ sở
Đặc biệt, Ủy ban Tài chính-Ngân sách bày tỏ sự nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định và trợ cấp ưu đãi người có công từ ngày 01/7/2020. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ làm rõ dự kiến sẽ điều chỉnh từ thời điểm nào.
“Ủy ban TCNS cho rằng, trong điều kiện tình hình kinh tế, cân đối ngân sách nhà nước có khả năng biến động lớn, nếu căn cứ vào các dự báo tại thời điểm hiện nay để xây dựng và ban hành hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước của năm 2021 và áp dụng cho cả giai đoạn 2021-2025 có thể dẫn tới rủi ro, khó khăn trong cân đối nguồn lực khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng XIII. Do đó, nhất trí việc cho phép kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017-2020 sang năm 2021 và lùi thời gian ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước (gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư công) để áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách mới”, báo cáo viết.
Ông Hải cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho rằng, để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, đẩy nhanh xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, cần giao Chính phủ chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2020 giữa các bộ, ngành, địa phương trong tổng mức vốn ngân sách trung ương năm 2020 đã được Quốc hội quyết định. Chính phủ tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về việc điều chỉnh này tại kỳ họp Quốc hội đầu năm 2021.
“Một số ý kiến cho rằng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp hằng tháng và có thể họp đột xuất trong trường hợp cấp bách, không làm chậm trễ thời gian điều chỉnh kế hoạch đầu tư công. Vì vậy, việc điều chỉnh nêu trên cần trình Ủy ban Thường vụ xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật Đầu tư công”, ông Hải cho biết.
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower