
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm
-
Chặn nhân tố gây lạm phát
-
Lập Tổ công tác tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ
-
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Trương Hòa Bình
-
3 tháng, gần 11 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Chủ động ứng phó trước tác động thuế quan và các biến động của thương mại toàn cầu
Với 428 đại biểu tán thành (86,6%) trong tổng số 461 đại biểu có mặt tại Hội trường (93,3%), kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. |
Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Chính phủ triển khai các bước tiếp theo trong việc đầu tư xây dựng dự án. Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ Dự án là 336.763 tỷ đồng (tương đương 16,036 tỷ USD, áp dụng đơn giá của năm 2014), trong đó giai đoạn 1 là 114.569 tỷ đồng (tương đương 5,456 tỷ USD). Dự án được sử dụng một phần vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn doanh nghiệp, vốn cổ phần hóa, vốn đối tác công tư (PPP) và các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị quyết của Quốc hội vừa thông qua, Cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO); giữ vai trò là Cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, với mục tiêu giai đoạn 1 khắc phục tình trạng quá tải của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Quy mô của Dự án được Quốc hội thông qua gồm: Đầu tư xây dựng các hạng mục của Dự án để đạt công suất 100 triệu khách/năm, hàng hóa 5 triệu tấn/năm. Dự án được áp dụng các công nghệ hiện đại trong việc xây dựng, quản lý và vận hành như các cảng hàng không quốc tế tiên tiến trên thế giới, bảo đảm năng lực khai thác đồng bộ theo tiêu chí thuận tiện, chất lượng, an toàn và hiệu quả.
Diện tích đất của Dự án: 5.000 ha (bao gồm diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng Cảng là 2.750 ha và diện tích đất cho quốc phòng là 1.050 ha, đất dành cho hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không, các công trình thương mại khác: 1.200 ha).
Thời gian và lộ trình thực hiện gồm 3 giai đoạn: Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025;
Giai đoạn 2 tiếp tục đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 02, cấu hình mở và 01 nhà ga hành khách để đáp ứng công suất 50 triệu khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm;
Giai đoạn 3 hoàn thành các hạng mục của Dự án để đạt công suất 100 triệu khách/năm, 5,0 triệu tấn hàng hóa/năm.
Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi).

-
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Trương Hòa Bình -
3 tháng, gần 11 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Chủ động ứng phó trước tác động thuế quan và các biến động của thương mại toàn cầu -
Dồn sức cho “kỳ họp lịch sử” của Quốc hội -
Quý I/2025, GRDP Quảng Ninh tăng 10,91% -
Bộ Công thương: Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt là không công bằng -
Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu quan điểm về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort