-
Davipharm - Hành trình 20 năm từ khởi đầu khiêm tốn đến tiên phong xu hướng -
Việt Nam đứng top 5 ASEAN về chỉ số hiệu quả logistics -
Viettel Haiti: Khi trái tim chiến thắng bạo lực -
Hợp tác đối tác chuyên biệt, Phát Đạt đẩy mạnh lại bất động sản khu công nghiệp -
Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh -
Doanh nghiệp xuất khẩu đĩa giấy sang Mỹ chịu thuế CBPG tạm thời lên tới 159,79%
Xác định thị trường liên quan
Về xác định thị trường liên quan, Nghị định quy định, thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Trong quá trình xác định thị trường liên quan, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có chuyên môn.
Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có sự giống nhau hoặc tương tự nhau về một hoặc một số yếu tố như: đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ; thành phần của hàng hóa, dịch vụ; tính chất vật lý, hóa học của hàng hóa; tính năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ; tác dụng phụ của hàng hóa, dịch vụ đối với người sử dụng; khả năng hấp thu của người sử dụng; tính chất riêng biệt khác của hàng hóa, dịch vụ.
Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng chủ yếu giống nhau.
Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả khi giá của hàng hóa, dịch vụ chênh lệch nhau không quá 5% trong điều kiện giao dịch tương tự. Trường hợp có sự chênh lệch nhau trên 5%, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về giá cả căn cứ thêm vào một số yếu tố hoặc thực hiện theo phương pháp quy định.
Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
Ranh giới của khu vực địa lý quy định trên được xác định căn cứ theo yếu tố: a) Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối hàng hoá, dịch vụ liên quan; b) Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a để có thể tham gia cạnh tranh với các hàng hoá, dịch vụ liên quan trên khu vực địa lý đó; c) Chi phí vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ; d) Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ; đ) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường; e) Tập quán tiêu dùng; g) Chi phí, thời gian để khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ.
Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây: a) Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá của hàng hóa, dịch vụ tăng không quá 10%; b) Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập, mở rộng thị trường.
Xác định thị phần
Nghị định nêu rõ, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh.
Trong quá trình xác định thị phần, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có chuyên môn.
Nghị định cũng quy định cụ thể về xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết. Theo đó, doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm doanh nghiệp liên kết được xác định như sau: a- Doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ để xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết được tính bằng tổng doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó của tất cả doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp liên kết; b - Doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm doanh nghiệp liên kết không bao gồm doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp liên kết.
Thị phần của doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp liên kết là thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết đó.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2020.
-
Hợp tác đối tác chuyên biệt, Phát Đạt đẩy mạnh lại bất động sản khu công nghiệp -
Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh -
Việt Nam xuất khẩu nước trái cây sang Pakistan -
Doanh nghiệp xuất khẩu đĩa giấy sang Mỹ chịu thuế CBPG tạm thời lên tới 159,79% -
Chủ tịch An Phát Holdings từ nhiệm; VNG có quyền tân Tổng giám đốc; Chủ tịch HĐQT ACV ra mắt -
Biwase được cấp thêm gần 16.000 tỷ đồng nguồn vốn giá rẻ để phát triển nguồn nước sạch -
Đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực ASEAN
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village