-
Khu kinh tế Nhơn Hội có 3 khu đất đấu giá chọn nhà đầu tư trong năm 2025 -
Khai thác dầu khí có những biến động mới -
Quảng Nam: Giải quyết dứt điểm vướng mắc tái định cư cho Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Hé lộ nhà thầu đầu tiên xin chỉ định thầu mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Nước rút thẩm định Dự án đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Thông xe tạm 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành
Một góc Thành phố Tân An (tỉnh Long An) |
(baodautu.vn) Xây dựng Long An trở thành tỉnh phát triển bền vững, hài hoà giữa khu vực đô thị và nông thôn; có trình độ công nghệ cao, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nguồn nhân lực có chất lượng cao; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Long An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.
Nội dung chủ yếu của Quy hoạch
Mục tiêu cụ thể:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2012 - 2030 đạt 12,5%/năm, trong đó giai đoạn 2012 - 2020 tăng 13%/năm. Đến năm 2020: GDP bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/năm (3.800 USD/năm); tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 15%, 45%, 40%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chiếm 10,8% GDP; khả năng huy động vốn đầu tư từ nguồn thu ngân sách nhà nước chiếm 29,6%; tuổi thọ trung bình của người dân đạt 76 tuổi; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia còn 1%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 65%; cơ cấu lao động ở 3 khu vực I, II và III lần lượt là 28,1%, 37,8% và 34%; tỷ lệ người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 170 người/1.000 dân; có 50% (83 xã) đạt tiêu chí xã nông thôn mới; bảo đảm có 100% hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh và 99,7% hộ gia đình được sử dụng điện.
Tầm nhìn đến năm 2030: GDP bình quân đầu người đạt 172,0 triệu đồng/năm (8.000 USD/năm); tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, thương mại - dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 7%, 48%, 45%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chiếm 10,8% GDP; khả năng huy động vốn đầu tư từ nguồn thu ngân sách nhà nước chiếm 29,6%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 2%; tỷ lệ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 200 người/1.000 dân.
Về môi trường: đảm bảo tỷ lệ phủ xanh đến năm 2015 đạt 21% và duy trì đến năm 2020, 2030; nâng và duy trì tỷ lệ che phủ rừng lên 15% vào năm 2015 và lần lượt là 17%, 19% vào các năm 2020, 2030; diện tích ảnh hưởng lũ lụt (ngập trên 1 m) vào các năm 2015, 2020, 2030 lần lượt là 25%, 23%, 20%.
Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực:
Với mục tiêu trên, Long An định hướng phát triển công nghiệp bền vững có khả năng tác động đến các ngành nông nghiệp, dịch vụ và trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh phấn đấu có tốc độ tăng trưởng đạt 14,2% vào năm 2015, 14,4% vào năm 2020 và 13,6% vào năm 2030. Long An sẽ xây dựng các khu công nghiệp chất lượng cao để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài; phát triển các ngành nghề mới giúp tạo ra ngành mũi nhọn cho phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó, Long An khuyến khích các ngành công nghiệp phù hợp với chính sách của tỉnh, bổ trợ cho các ngành đang có ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như công nghệ cao, công nghệ tri thức, nghiên cứu và phát triển (R&D), môi trường...
Bên cạnh công nghiệp, Long An cũng tập trung phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch, phấn đấu để tốc độ tăng trưởng đạt 17%/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và đạt 15,3%/năm đến năm 2030. Phát triển các dịch vụ chất lượng cao, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân; cải thiện kết cấu hạ tầng các dịch vụ hướng đến các tiện ích hiện đại và thuận tiện với người sử dụng... Thiết lập các trung tâm dịch vụ nhằm khai thác lợi thế là cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tăng cường các dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ đô thị, như dịch vụ kho vận, công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính…
Đồng thời, tỉnh sẽ phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,7%/năm giai đoạn 2011 - 2020 và đạt 4,8%/năm giai đoạn đến năm 2030; tỷ trọng của từng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lần lượt là 82%, 4% và 14% vào năm 2020 và 78%, 6% và 16% vào năm 2030.
Long An xác định trọng tâm là sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; phát triển theo hướng thâm canh và chuyên canh, ứng dụng công nghệ mới phù hợp, sử dụng giống có chất lượng cao. Tỉnh tập trung cải thiện hệ thống sản xuất các sản phẩm là thế mạnh, như mía, rau quả đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi (lợn, bò, gia cầm) theo hướng tập trung có quy mô phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tỉnh phát triển nuôi trồng thủy sản hàng hoá ở vùng Đồng Tháp Mười theo hướng kiểm soát và bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu xây dựng các mô hình tổ chức nuôi trồng phù hợp.
Về phân vùng kinh tế:
Quy hoạch phân chia tỉnh ra thành 3 vùng kinh tế, bao gồm:
Vùng 1 (Vùng an ninh lương thực, du lịch và kinh tế của khẩu): bao gồm các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Thạnh Hoá, Châu Thành và một phần huyện Thủ Thừa. Đây là vùng có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp và thu hút khách du lịch. Định hướng phát triển mạnh nông, lâm, ngư nghiệp và đảm bảo phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; phát triển dịch vụ, công nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu; phát triển du lịch sinh thái; phát triển đô thị Mộc Hoá nhằm đảm bảo giao lưu thương mại, dịch vụ với vùng Đồng Tháp Mười và TP. Tân An.
Vùng 2 (Vùng đệm sinh thái): nằm giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Mục tiêu chính của Vùng được xác định là bảo vệ Vùng 1 khỏi tác động tới hoạt động phát triển đô thị và công nghiệp quá mức của Vùng 3; tạo cảnh quan đặc biệt về sử dụng đất bằng việc kết hợp giữa các đặc điểm đô thị và nông thôn; giảm thiểu ô nhiễm cho sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và bảo tồn không gian cho định hướng phát triển sau năm 2020. Trước mắt, Vùng 2 được định hướng phát triển nông nghiệp, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, đô thị sinh thái, khu trung chuyển nội tỉnh. Xây dựng trung tâm Vùng là thị trấn Thủ Thừa nhằm kết nối các tiểu vùng kinh tế của tỉnh, giữa cửa khẩu dất liền và cảng biển; chú trọng kiểm soát chặt sự phát triển của Vùng 2 và chỉ cho phép phát triển ở các khu vực đã quy định dọc các tuyến đường và ở một số khu vực chỉ định khác.
Vùng 3 (Vùng phát triển đô thị và công nghiệp) bao gồm sông Vàm Cỏ Đông và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, một phần huyện Tân Trụ ở vùng Hạ, TP. Tân An và một phần huyện Thủ Thừa. Định hướng tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm Bến Lức - Tân An và các đô thị công nghiệp đặc thù ở Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước.
Quy hoạch được phê duyệt là cơ sở và định hướng quan trọng để tỉnh tập trung kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế. Trên cơ sở quy hoạch, hiện tỉnh Long An đang triển khai xây dựng kế hoạch, lộ trình, các đề án, dự án cụ thể để triển khai thực hiện quy hoạch trong thời gian tới. Long An cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các DN, các thành phần kinh tế đến tìm hiểu, đầu tư tại tỉnh.
Hữu Phúc
-
Thông xe tạm 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II -
Đà Nẵng hướng tới trở thành trung tâm Fintech -
Quảng Nam chuyển mục đích gần 17 ha rừng để mở rộng Khu công nghiệp Tam Thăng -
Gia Lai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Đà Nẵng: Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng -
Bình Định duyệt chủ trương thực hiện dự án đường ven biển nối Hoài Nhơn với Quảng Ngãi
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green