Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Quý I, số DN dừng hoạt động gần bằng số thành lập mới
Thành Hưng - 27/03/2014 08:45
 
Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa) cho biết, tháng 3/2014, cả nước có 7.487 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký 35.081 tỷ đồng, tăng 87% về số doanh nghiệp và tăng 82,9% về số vốn đăng ký so với tháng 2 năm 2014. >>> Doanh nghiệp FDI sẽ có mã số quản lý >>> Doanh nghiệp vàng khát nguyên liệu nhập khẩu >>> Lộ dần giá trị Vietnam Airlines
Trong quý I/2014, những ngành có xu hướng tốt lên là: hoạt động dịch vụ; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; sản xuất phân phối. Ảnh: Quang Hưng

Trong 3 tháng đầu năm 2014, cả nước có 18.358 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 97.983 tỷ đồng, tăng 16,9% về số doanh nghiệp và tăng 23,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013. So với Quý I/2012, số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký lần lượt tăng 8,9% và tăng 3,6%.

Tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động, hoặc ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là 16.745 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 3.846 doanh nghiệp, tăng 7,8%; Số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là 10.318 doanh nghiệp, tăng 9,3%; Số doanh nghiệp giải thể là 2.581 doanh nghiệp, tăng 13,6%.

Về số doanh nghiệp gặp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động trong quý I/2014 là 4.622 doanh nghiệp, so với Quý liền kề (Quý IV/2013), số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 48,9%.

Riêng trong tháng 3/2014, cả nước có 7.487 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký 35.081 tỷ đồng, tăng 87% về số doanh nghiệp và tăng 82,9% về số vốn đăng ký so với tháng 2 năm 2014.Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn hoặc ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là 4.358 doanh nghiệp tăng 1,6% so với tháng 2 năm 2014.

Trong đó, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn là 740 doanh nghiệp, giảm 18,7%; số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là 2.928 doanh nghiệp, tăng 16,4%; Số doanh nghiệp giải thể là 690 doanh nghiệp, giảm 20%.

Về số doanh nghiệp gặp khó khăn ngừng hoạt động nay quay trở lại là 982 doanh nghiệp, giảm 28,4% so với tháng 2 năm 2014 (1.265 doanh nghiệp).

3 tháng đầu năm 2014, bức tranh sức khoẻ doanh nghiệp có sự chuyển biến rất khác nhau giữa các vùng kinh tế.

Các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên có xu hướng tốt nhất khi lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng lần lượt là 10,5% và 133%, đồng thời số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động giảm lần lượt là 3% và 14% so với cùng kỳ năm trước. Nổi bật tại các vùng này có các địa phương: Đắc Lắk (thành lập mới tăng 112,4%, dừng hoạt động giảm 34,2%); Gia Lai (tăng 63,8%, giảm 49,3%); Thái Bình (tăng 20,7%, giảm 72,7%); Thành phố Hà Nội (tăng 12,2%, giảm 8,3%).

Tại một số địa bàn khác, quá trình tham gia, đào thải, sàng lọc doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, khi có số doanh nghiệp gia nhập cũng như rút lui khỏi thị trường tăng so với cùng kỳ năm trước. Điển hình là một số địa phương thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung, Đông Nam Bộ như: Hà Giang (thành lập mới tăng 120%, dừng hoạt động tăng 55%); Bình Dương (tăng 87,3%, tăng 102,2%); Nghệ An (tăng 44,4%, tăng 36,7%); Đà Nẵng (tăng 17,4%, tăng 37,6%); Thành phố Hồ Chí Minh (tăng 6,4%, tăng 17,4%).

Ngược lại, cộng đồng doanh nghiệp tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lại đang thể hiện một bức tranh còn nhiều khó khăn so với cùng kỳ năm trước với số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng thấp (2,5%) trong khi số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải dừng hoạt động lại gia tăng cao (26,1%), trong đó, nhiều địa phương có số doanh nghiệp thành lập mới giảm và số doanh nghiệp gặp khó khăn phải dừng hoạt động lại tăng cao như: Sóc Trăng (thành lập mới giảm 41,8%, dừng hoạt động tăng 615,2%); Hậu Giang (giảm 42,7%, tăng 0%); Kiên Giang (giảm 0,9%, tăng 72,1%).

Về cơ cấu doanh nghiệp đăng ký theo lĩnh vực hoạt động, những ngành có xu hướng tốt lên là: hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân (thành lập mới tăng 52,1%, dừng hoạt động giảm 33%); tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tăng 18,9%, giảm 14,7%); sản xuất phân phối, điện, nước, gas (tăng 57,3%, giảm 5,4%).

Tại một số ngành khác đang có sự tái cơ cấu mạnh mẽ, thể hiện qua sự biến động cùng tăng trong việc gia nhập đồng thời rút lui của các doanh nghiệp trên thị trường so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (thành lập mới tăng 42,4%, dừng hoạt động tăng 52,5%); Thông tin và truyền thông (tăng 42,4%, tăng 21,3%); Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (tăng 39,3%, tăng 10,2%); Kinh doanh bất động sản (tăng 22,6%, tăng 15%).

Ngược lại với các ngành có xu hướng tốt cũng như có sự tái cơ cấu mạnh mẽ, vẫn còn một số ngành còn thể hiện sự khó khăn so với cùng kỳ năm trước, khi có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng thấp trong khi doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động tăng cao hơn như: dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (thành lập mới tăng 2,6%, dừng hoạt động tăng 3,5%); xây dựng (tăng 5,9%, tăng 14,2%).

Doanh nghiệp vàng khát nguyên liệu nhập khẩu
Thị trường vàng ảm đạm, giao dịch vàng SJC ế ẩm, nhưng doanh nghiệp (DN) vàng lại đang “khát” vàng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất nữ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư