
-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển
-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
-
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE
-
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
-
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành
Trong quý II/2022, Licogi 14 ghi nhận doanh thu đạt 87,79 tỷ đồng, tăng 45,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 346,3 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 22,86 tỷ đồng, tức lợi nhuận giảm 369,16 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 59,5% về chỉ còn 47,9%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 17% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 6,11 tỷ đồng lên 42,07 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 402,16 tỷ đồng lên 402,23 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 43%, tương ứng tăng thêm 4,44 tỷ đồng lên 14,77 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Công ty có thuyết minh, trong quý II, chi phí tài chính tăng chủ yếu do ghi nhận trích lập dự phòng các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn là 375 tỷ đồng so với cùng kỳ không ghi nhận. Thêm nữa, việc trích lập này liên quan tới khoản mục đầu tư cổ phiếu trên sàn.
![]() |
Licogi 14 ghi nhận lỗ đầu tư chứng khoản kỷ lục trong 6 tháng đầu năm 2022 (Nguồn: BCTC). |
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Licogi 14 ghi nhận doanh thu đạt 116,86 tỷ đồng, tăng 41,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 234,36 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 31,4 tỷ đồng.
Trong năm 2022, Licogi 14 đặt kế hoạch tổng doanh thu 569 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 254 tỷ đồng. Như vậy, với việc ghi nhận lỗ 234,36 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, Công ty còn cách rất xa kế hoạch có lãi trong năm 2022.
Thêm nữa, với việc ghi nhận lỗ trong 6 tháng đầu năm, tính tới 30/6/2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chỉ còn 89,9 tỷ đồng, giảm từ mức 225,8 tỷ đồng đầu năm.
Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính ghi nhận âm 108 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 43,8 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 150,8 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 38,8 tỷ đồng.
Được biết, đây không phải năm dòng tiền âm duy nhất, trước đó năm 2021, Licogi 14 ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 184,61 tỷ đồng.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Licogi 14 giảm 31,8% so với đầu năm, tương ứng giảm tới 369,5 tỷ đồng về 793,2 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 507,8 tỷ đồng, chiếm 64% tổng tài sản; tồn kho đạt 126,8 tỷ đồng, chiếm 16% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 76,6 tỷ đồng, chiếm 9,7% tổng tài sản và các tài sản khác.
![]() |
Cơ cấu đầu tư tài chính ngắn hạn của Licogi 14 tính tới 30/6/2022 (Nguồn: BCTC). |
Trong kỳ, đáng chú ý đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 43,6% so với đầu năm, tương ứng giảm 325,3 tỷ đồng về 420,6 tỷ đồng. Trong đó, Licogi 14 ghi nhận chứng khoán kinh doanh 688,5 tỷ đồng và đã trích lập dự phòng tới 379,6 tỷ đồng (đầu năm không trích lập).
Trước đó, trong Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, Licogi 14 ghi nhận khoản mục chứng khoán kinh doanh là 486 tỷ đồng. Trong đó, 298 tỷ đồng đầu tư vào cổ phiếu CEO và 188 tỷ đồng đầu tư vào cổ phiếu DIG.
Được biết, trong 6 tháng đầu năm, cổ phiếu CEO giảm 63% về 26.300 đồng/cổ phiếu và cổ phiếu DIG giảm 63% về 29.020 đồng/cổ phiếu. Như vậy, nhiều khả năng thua lỗ hoạt động đầu tư trong 6 tháng đầu năm do nắm giữ hai cổ phiếu CEO và DIG.
![]() |
Licogi 14 đầu tư cổ phiếu CEO và DIG tính tới 31/12/2021 (Nguồn: BCTC). |
Trước đó, năm 2021, Licogi 14 ghi nhận 385,3 tỷ đồng lãi từ đầu tư chứng khoán và tổng lợi nhuận trước thuế là 432,7 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận năm 2021 chủ yếu do lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2022, gió đã đổi chiều và hoạt động đầu tư chứng khoán chính là nguyên nhân Công ty thua lỗ lớn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/7, cổ phiếu L14 giảm 700 đồng về 107.200 đồng/cổ phiếu.

-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển
-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
-
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng
-
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục
-
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành -
Ông Phạm Ngọc Thuận bất ngờ từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc tại Becamex IDC -
Vietnam Airlines đặt mục tiêu 116.715 tỷ đồng doanh thu, 5.119 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2025 -
Sasco biến động nhân sự trước thềm Đại hội đồng cổ đông năm 2025
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách